Tin tức
on Monday 06-02-2017 9:00am
Danh mục: Tin quốc tế
ThS. BS. Lê Phạm Thu Hà
Bộ môn Nhi ĐHYD TP.HCM
Bộ môn Nhi ĐHYD TP.HCM
Hầu hết mọi người đều đã nghe nói tới câu ngạn ngữ “Một trái táo mỗi ngày giúp tránh xa bác sĩ”. Đó là một chân lý cổ xưa, nhưng bao hàm nhiều ý nghĩa hơn chỉ những trái táo – việc ăn trái cây nói chung được biết tới làm giảm nguy cơ cho một loạt các vấn đề sức khoẻ, ví dụ như bệnh lý tim mạch và đột quỵ. Nhưng hiện tại một nghiên cứu mới chỉ ra những lợi ích của trái cây có thể bắt đầu sớm ngay từ khi còn trong bụng mẹ.
Nghiên cứu, được công bố trên tạp chí “EbioMedicine”, phát hiện ra rằng các bà mẹ tiêu thụ nhiều trái cây hơn trong suốt thai kỳ sinh ra những đứa trẻ có thể thực hiện bài kiểm tra về sự phát triển tốt hơn khi trẻ được 1 tuổi. Piush Mandhane, tác giả lâu năm hơn của nghiên cứu, phó giáo sư Nhi khoa tại Khoa Y và Nha – Đại học Alberta, Canada, tìm ra phát hiện này bằng cách sử dụng dữ liệu từ Nghiên cứu Cắt dọc Sự phát triển của Trẻ nhũ nhi Khoẻ mạnh Canada (Canadian Healthy Infant Longitudinal Development (CHILD) Study) – một nghiên cứu đoàn hệ lúc sinh có quy mô quốc gia bao gồm hơn 3.500 trẻ nhũ nhi Canada và gia đình của trẻ. Mandhane chỉ huy việc tiến hành nghiên cứu tại thành phố Edmonton (thành phố thủ đô Alberta – Canada).
“Chúng tôi muốn tìm hiểu xem liệu chúng tôi có thể xác định được các yếu tố nào ảnh hưởng lên sự phát triển nhận thức” – Mandhane giải thích. “Chúng tôi phát hiện ra rằng một trong các yếu tố dự báo lớn nhất của sự phát triển nhận thức là lượng trái cây mà các bà mẹ tiêu thụ trong thai kỳ là bao nhiêu. Các bà mẹ tiệu thụ trái cây càng nhiều bao nhiêu thì sự phát triển nhận thức của con họ sẽ càng cao bấy nhiêu”.
Nghiên cứu kiểm tra dữ liệu từ 688 trẻ tại Edmonton, và kiểm soát các yếu tố có thể thường ảnh hưởng tới khả năng học tập và sự phát triển của trẻ, như mức thu nhập của gia đình, trình độ học vấn của cha và mẹ, cũng như tuổi thai của trẻ. Nếu sử dụng một thang điểm đo chỉ số thông minh (IQ) truyền thống với điểm số IQ trung bình là 100 và độ lệch chuẩn là 15 thì 2/3 dân số sẽ có chỉ số IQ từ 85 đến 115. Nghiên cứu của Mandhane cho thấy nếu các thai phụ ăn 6 hoặc 7 phần trái cây hoặc nước ép trái cây mỗi ngày, trung bình con của họ sẽ có 6 hoặc 7 điểm cao hơn trong thang điểm IQ khi trẻ được 1 tuổi. “Đó là một sự khác biệt đáng kể - chiếm ½ độ lệch chuẩn” – Mandhane giải thích. “Chúng ta đều biết rằng một trẻ ở càng lâu trong tử cung thì trẻ càng phát triển nhiều hơn – và việc cung cấp một phần trái cây hoặc hơn mỗi ngày trong chế độ ăn của mẹ cung cấp cho trẻ lợi ích tương tự khi trẻ được sinh ra một tuần sau đó”.
Để củng cố thêm cho nghiên cứu, Mandhane phối hợp với Francois Bolduc, phó giáo sư tại Đơn vị Thần kinh Nhi khoa thuộc Khoa Y và Nha, người nghiên cứu về nền tảng di truyền của sự nhận thức ở người và ruồi dấm. Cả 2 nhà nghiên cứu đều tin rằng việc kết hợp các mô hình tiền lâm sàng và thống kê dịch tễ học là một bước tiếp cận mới mẻ có thể cung cấp những cái nhìn mới và hữu ích cho các nghiên cứu y học trong tương lai. “Ruồi dấm rất khác so với con người, nhưng điều ngạc nhiên là, chúng sở hữu 85% số gen tham gia vào chức năng não của con người, do đó ruồi dấm là một mô hình tuyệt vời cho việc nghiên cứu về di truyền học của trí nhớ” – Bolduc phát biểu. “Rất khó để gia tăng trí nhớ cho từng cá thể mà không có đột biến về di truyền, do đó chúng tôi đặc biệt quan tâm tới việc hiểu biết về mối quan hệ giữa gia tăng lượng nhập trái cây trước khi sinh và nhận thức cao hơn”.
Theo Bolduc, có rất nhiều dữ liệu về lĩnh vực học tập và trí nhớ trên ruồi dấm. Một số gen đã được biết tới là cần thiết cho trí nhớ của ruồi dấm gần đây cũng được Bolduc và các đồng nghiệp tìm thấy có liên quan tới sự mất khả năng trí tuệ và tự kỷ. Trong một loạt nghiên cứu tiếp theo, Bolduc chỉ ra rằng những con ruồi dấm được sinh ra sau khi được nuôi ăn với chế độ ăn gia tăng nước trái cây trước khi sinh có khả năng ghi nhớ tốt hơn rõ rệt, tương tự với các kết quả đã được chỉ ra bởi Mandhane với các trẻ nhũ nhi 1 tuổi. Bolduc tin rằng điều này gợi ý rằng chức năng não bị ảnh hưởng bởi trái cây và các cơ chế có liên quan đã được duy trì thông qua quá trình tiến hoá và bảo tồn từ loài này sang loài khác.
Trong khi các phát hiện này là đáng khích lệ, Mandhane vẫn cảnh báo về việc tiêu thụ trái cây quá mức do các biến chứng tiềm ẩn như đái tháo đường thai kỳ và cân nặng lúc sinh cao – những bệnh lý này có liên quan tới việc gia tăng tiêu thụ lượng đường tự nhiên – chưa được hoàn toàn nghiên cứu rõ. Thay vào đó, Mandhane gợi ý rằng thai phụ nên tuân theo lượng nhập hằng ngày đã được khuyến cáo bởi Hướng dẫn thực phẩm Canada và bàn bạc với các bác sĩ của họ.
Mandhane cũng phát biểu rằng sẽ tiếp tục nghiên cứu về lĩnh vực này, với các kế hoạch nhằm kiểm tra xem liệu rằng các lợi ích của việc tiêu thụ trái cây trước sinh có tiếp tục tồn tại ở trẻ theo thời gian hay không. Mandhane cũng sẽ xác định xem liệu trái cây có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ có liên quan tới chức năng quản lý – ví dụ như trí nhớ lên kế hoạch, tổ chức và làm việc hay không.
(Nguồn: medicalnewstoday 5/2016)
Theo Bolduc, có rất nhiều dữ liệu về lĩnh vực học tập và trí nhớ trên ruồi dấm. Một số gen đã được biết tới là cần thiết cho trí nhớ của ruồi dấm gần đây cũng được Bolduc và các đồng nghiệp tìm thấy có liên quan tới sự mất khả năng trí tuệ và tự kỷ. Trong một loạt nghiên cứu tiếp theo, Bolduc chỉ ra rằng những con ruồi dấm được sinh ra sau khi được nuôi ăn với chế độ ăn gia tăng nước trái cây trước khi sinh có khả năng ghi nhớ tốt hơn rõ rệt, tương tự với các kết quả đã được chỉ ra bởi Mandhane với các trẻ nhũ nhi 1 tuổi. Bolduc tin rằng điều này gợi ý rằng chức năng não bị ảnh hưởng bởi trái cây và các cơ chế có liên quan đã được duy trì thông qua quá trình tiến hoá và bảo tồn từ loài này sang loài khác.
Trong khi các phát hiện này là đáng khích lệ, Mandhane vẫn cảnh báo về việc tiêu thụ trái cây quá mức do các biến chứng tiềm ẩn như đái tháo đường thai kỳ và cân nặng lúc sinh cao – những bệnh lý này có liên quan tới việc gia tăng tiêu thụ lượng đường tự nhiên – chưa được hoàn toàn nghiên cứu rõ. Thay vào đó, Mandhane gợi ý rằng thai phụ nên tuân theo lượng nhập hằng ngày đã được khuyến cáo bởi Hướng dẫn thực phẩm Canada và bàn bạc với các bác sĩ của họ.
Mandhane cũng phát biểu rằng sẽ tiếp tục nghiên cứu về lĩnh vực này, với các kế hoạch nhằm kiểm tra xem liệu rằng các lợi ích của việc tiêu thụ trái cây trước sinh có tiếp tục tồn tại ở trẻ theo thời gian hay không. Mandhane cũng sẽ xác định xem liệu trái cây có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ có liên quan tới chức năng quản lý – ví dụ như trí nhớ lên kế hoạch, tổ chức và làm việc hay không.
(Nguồn: medicalnewstoday 5/2016)
Các tin khác cùng chuyên mục:
Estrogen-progestins và progestins trong xử trí lạc nội mạc tử cung - Ngày đăng: 27-12-2016
Tập thể dục có thể giúp cải thiện chức năng cương - Ngày đăng: 18-11-2016
Vô sinh nam có thể liên quan đến virus Zika - Ngày đăng: 16-11-2016
Vitamin D liên quan đến giảm triệu chứng rối loạn của hội chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) - Ngày đăng: 11-11-2016
Mô tả hội chứng Zika bẩm sinh trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh hoa kỳ công bố - Ngày đăng: 07-11-2016
Nghiên cứu của Viện chăm sóc sức khoẻ quốc gia (NIH) cho thấy một liều steroid cũng có thể có lợi cho trẻ sinh cực non - Ngày đăng: 31-10-2016
Sát khuẩn rốn có thể không làm giảm tử vong sơ sinh ở những vùng có tỉ lệ tử vong sơ sinh thấp - Ngày đăng: 29-10-2016
Probiotic có thể ngăn ngừa dị ứng ở trẻ sơ sinh - Ngày đăng: 24-10-2016
Thai kỳ sau điều trị hỗ trợ sinh sản-xin noãn làm tăng nguy cơ tiền sản giật - Ngày đăng: 22-10-2016
Hiệu quả việc sử dụng duy trì Progestogens sau khi chuyển dạ sinh non đã cắt được cơn gò – Tổng quan hệ thống và phân tích gộp - Ngày đăng: 18-10-2016
Sử dụng kháng sinh Azithromycin giúp giảm tỷ lệ nhiễm trùng sau MLT - Ngày đăng: 24-10-2016
Ốm nghén có liên quan với nguy cơ sẩy thai thấp - Ngày đăng: 24-10-2016
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK