Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Monday 24-10-2016 7:45am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế

Bs Lê Văn Khánh – Bệnh viện Mỹ Đức


Trên thực tế, có khoảng 12% các trường hợp mổ lấy thai không theo chương trình có tình trạng nhiễm trùng cho dù đã được sử dụng kháng sinh dự phòng.
 
Một nghiên cứu RCT mới vừa được đăng trên tạp chí New England Journal of Medicine vào ngày 29/9/2016 cho thấy việc sử dụng bổ sung Azithromycin giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng ở đối tượng này.
 
Nghiên cứu được thực hiện tại 14 bệnh viện tại Hoa Kỳ với cỡ mẫu là 2013 thai phụ mang thai từ trên 24 tuần được chỉ định mổ lấy thai khi vào chuyển dạ hoặc sau khi ối vỡ. Các thai phụ ngẫu nhiên được chia thành 2 nhóm, một được sử dụng kháng sinh dự phòng theo phác đồ thường quy theo khuyến cáo của ACOG và truyền Azithromycin 500 mg pha trong 250 ml dung dịch đẳng trương, một được sử dụng kháng sinh dự phòng thường quy và placebo. Kháng sinh dự phòng thường quy được sử dụng là Cefazolin hoặc nếu dị ứng sẽ thay bằng Clindamycin (+/- Gentamycin). Kháng sinh dự phòng được sử dụng trong vòng 1 giờ trước khi phẫu thuật.
 
Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhóm được sử dụng azithromycin có nguy cơ viêm NMTC, nhiễm trùng vết mổ cũng như các nhiễm trùng khác trong vòng 6 tuần sau MLT thấp hơn nhóm sử dụng giả dược  (relative risk, 0.51; 95% confidence interval, 0.38 - 0.68; P < .001). Tính riêng từng nhóm thì nguy cơ viêm NMTC (3.8% vs 6.1%; P = .02) và nguy cơ nhiễm trùng vết mổ (2.4% vs 6.6%; P < .001) đều thấp hơn ở nhóm được sử dụng thêm azithromycin. Nguy cơ xảy ra những biến cố nặng ở mẹ cũng thấp hơn ở nhóm được sử dụng thêm azithromycin (1.5% vs 2.9%; P = .03). (Bảng)


 
Phân tích theo NNT thì số thai phụ cần điều trị để giảm 1 trường hợp viêm NMTC, nhiễm trùng vết mổ hoặc các nhiễm trùng khác là 17, giảm 1 trường hợp viêm NMTC đơn thuần là 43, giảm 1 trường hợp nhiễm trùng vết mổ đơn thuần là 24.
 
Lí giải cho kết quả này có thể là nhờ tác động của kháng sinh nhóm macrolides lên hệ vi khuẩn ureaplasma (hệ vi khuẩn được cấy dương tính nhiều nhất trong các ca nhiễm trùng ối). Tuy nhiên, ảnh hưởng của 2 hệ vi khuẩn ở thai phụ vẫn còn nhiều điều cần làm rõ.
 
Tuy chưa lý giải được rõ cơ chế trong việc dự phòng nhiễm trùng cho thai phụ, tuy nhiên đây là một RCT được thiết kế chặt chẽ, cỡ mẫu lớn nên giá trị tham khảo trong thực hành lâm sàng khá cao.
   
Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK