Tin tức
on Monday 17-10-2016 9:12am
Danh mục: Tin quốc tế
BS Lê Văn Khánh – Bv Mỹ Đức
Gần đây ngày càng có nhiều giả thuyết và nghiên cứu đưa ra nhằm chứng minh TSG khởi phát sớm và TSG khởi phát muộn là 2 tình trạng bệnh lý có cơ chế bệnh sinh khác nhau. Trong đó, TSG khởi phát sớm thường ảnh hưởng xấu hơn cho kết cục thai kỳ ở cả thai phụ và thai. Bên cạnh đó, ngày càng có nhiều nghiên cứu chứng minh được hiệu quả của việc sử dụng aspirin liều thấp giúp giảm nguy cơ TSG, cải thiện kết cục của thai kỳ, điều này đã được đưa vào khuyến cáo của nhiều tổ chức y tế lớn như SOGC, US-PSTF, NICE, ACOG. Ngoài Aspirin thì vitamin D, Pravastatin, ... cũng đang được chứng minh có vai trò trong giảm nguy cơ TSG.
Do đó, tầm quan trọng của những biện pháp tầm soát nguy cơ TSG ngày càng được chú trọng để từ đó các bác sỹ lâm sàng có thể có những chế độ theo dõi, xử trí phù hợp, sớm nhất có thể nhằm giảm thiểu tác hại của tình trạng TSG trên thai kỳ.
Tổng quan hệ thống và phân tích gộp được phân tích trên thông tin của 92 nghiên cứu với cỡ mẫu là 25 356 688 thai phụ từ 27 nước khác nhau, trong đó có 55 nghiên cứu hồi cứu và 37 nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, có nhiều yếu tố nguy cơ TSG khởi phát sớm có thể tầm soát được từ khi tuổi thai < 16 tuần:
- Phụ nữ mắc hội chứng anti phospholipid có tỷ lệ bị TSG cao nhất khi mang thai (RR 17,3%; 95% CI 6,8% - 31,4%).
- Xét về nguy cơ tương đối, phụ nữ đã từng bị TSG trước đó thì khi mang thai lại sẽ có nguy cơ bị TSG cao nhất (8,4; 95% CI 7,1 – 99).
- Phụ nữ có tình trạng THA mạn tính được có tỷ lệ bị TSG nhiều thứ 2 (16%, 95% CI 12,6% - 19,7%) và cũng có nguy cơ bị TSG cao thứ 2 (5,1, 95%CI 4,0 – 6,5).
- ĐTĐ thai kỳ ở thai kỳ trước có tỷ lệ bị TSG ở thai kỳ lần này khoảng 11% (11,0%, 8,4% – 13,8%), với nguy cơ tương đối là 3,7 (3.7,95% 3,1 – 4,3)
- Tình trạng béo phì cũng có mối liên quan với tình trạng TSG. Nhóm phụ nữ có BMI trước khi mang thai > 30 có tỷ lệ bị TSG là 7,1% và nguy cơ tương đối là 2,8 (7,1%, 95%CI 6,1% – 8,2%; 2,8, 95%CI 2,6 – 3,1)
- Và đặc biệt, nhóm thai phụ mà chúng ta vẫn tiếp xúc hàng ngày là nhóm thai phụ mang thai sau HTSS cũng được xếp vào nhóm có nguy cơ TSG cao với tỷ lệ bị TSG là 6,2% và nguy cơ tương đối là 1,8 (6,2%,95%CI 4,7% – 7,9%; 1,8, 95%CI 1,6 – 2,1)
- Ngoài ra cũng còn một số yếu tố làm tăng nguy cơ TSG như: BMI trước mang thai > 25, con so, mẹ lớn hơn 35 hay lớn hơn 40 tuổi, tiền sử thai lưu, bệnh thận mạn tính, đa thai, tiền sử nhau bong non.

Nhìn chung, kết quả của nghiên cứu khá tương đồng với kết quả của những nghiên cứu trước đây về việc nhận diện những yếu tố nguy cơ TSG. Ngoại trừ yếu tố thai IUGR ở thai kỳ trước khi phân tích ở nghiên cứu này lại cho thấy không làm tăng nguy cơ TSG (Pooled RR= 1,4, 95% CI 0,6 – 3). Bên cạnh đó, kết quả của nghiên cứu cũng được đánh giá khá cao về mặt ý nghĩa vì cỡ mẫu của nghiên cứu lớn, mô hình phân tích khá chặt chẽ. Mặt hạn chế của nghiên cứu là tiêu chuẩn xác định các bệnh lý, các yếu tố nguy cơ còn chưa được đồng nhất (như định nghĩa TSG, định nghĩa THA mạn).
Nguồn: BMJ. 2016; 353: i1753.
http://dx.doi.org/10.1136/bmj.i1753
Các tin khác cùng chuyên mục:












TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
New World Saigon hotel, Thứ bảy ngày 14 . 6 . 2025
Năm 2020
New World Saigon hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 06 . 2025
Năm 2020
Cập nhật lịch tổ chức sự kiện và xuất bản ấn phẩm của ...
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Kính mời quý đồng nghiệp quan tâm đến hỗ trợ sinh sản tham ...

Y học sinh sản số 73 (Quý I . 2025) ra mắt ngày 20 . 3 . 2025 và ...

Sách ra mắt ngày 6 . 1 . 2025 và gửi đến quý hội viên trước ...
FACEBOOK