Tin tức
on Monday 08-08-2016 2:39pm
Danh mục: Tin quốc tế
ThS. BS. Lê Phạm Thu Hà
Bộ môn Nhi ĐHYD TP.HCM
Bộ môn Nhi ĐHYD TP.HCM
Việc nuôi ăn những trẻ sinh non chủ yếu bằng sữa mẹ trong suốt tháng đầu tiên của cuộc đời cho thấy kích thích phát triển não mạnh mẽ hơn, so sánh với những trẻ được nuôi ăn sữa mẹ ít hoặc không được nuôi ăn bằng sữa mẹ.
Một trẻ sơ sinh sinh non tại NICU – Bệnh viện Nhi St. Louis.
Khi nghiên cứu những trẻ sinh non thuộc Đơn vị Chăm sóc Tăng cường trẻ sơ sinh (NICU) tại Bệnh viện Nhi St. Loius, Hoa Kỳ, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những trẻ sinh non có chế độ dinh dưỡng hằng ngày từ 50% sữa mẹ trở lên có mô não nhiều hơn và diện tích bề mặt vỏ não lớn hơn khi trẻ tới ngày dự sinh so với những trẻ sinh non tiêu thụ ít sữa mẹ hơn rõ rệt.
Các nhà nghiên cứu trình bày các phát hiện của họ tại Hội nghị thường niên của Hiệp hội Hàn lâm Nhi khoa tại Baltimore, Hoa Kỳ.
“Não của những trẻ sơ sinh được sinh ra trước ngày dự sinh thường chưa phát triển đầy đủ” – BS. Cynthia Rogers, phó giáo sư Tâm thần học Nhi khoa, bệnh viên Nhi St. Louis, phát biểu. “Tuy nhiên do sữa mẹ tỏ ra hữu ích trong các lãnh vực khác của sự phát triển, nên chúng tôi muốn tìm kiếm hiệu quả nào của sữa mẹ có thể có trên não. Bằng việc sử dụng MRI, chúng tôi phát hiện những trẻ sơ sinh được nuôi ăn bằng nhiều sữa mẹ hơn có thể tích não lớn hơn. Điều này quan trọng vì một số nghiên cứu khác đã chỉ ra một mối liên hệ giữa thể tích não và sự phát triển nhận thức”.
Nghiên cứu bao gồm 77 trẻ sinh non. Các nhà nghiên cứu điều tra hồi cứu để xác định xem lượng sữa mẹ mà những trẻ này được cung cấp là bao nhiêu khi trẻ được chăm sóc tại NICU. Sau đó, các nhà nghiên cứu tiến hành kiểm tra não của những trẻ này tại khoảng thời điểm mà mỗi trẻ được dự sinh. Tất cả những trẻ này đều được sinh sớm hơn ít nhất 10 tuần, với tuổi thai trung bình là 26 tuần tuổi hoặc khoảng 14 tuần sinh non. Do não vẫn đang tiếp tục phát triển, những trẻ sơ sinh non tháng thông thường có não nhỏ hơn những trẻ sơ sinh đủ tháng.
Tác giả chính của nghiên cứu, Erin Reynolds, một kỹ thuật viên nghiên cứu tại phòng nghiên cứu của Rogers, cho rằng trong quá trình đánh giá những hiệu quả của sữa mẹ trên não của các trẻ sơ sinh, các nhà nghiên cứu không phân biệt được giữa sữa mẹ của chính người mẹ trẻ với sữa mẹ được cho từ các phụ nữ khác. Do đó, họ tập trung vào hiệu quả của sữa mẹ nói chung. “Do lượng sữa mẹ gia tăng, nên cơ hội cho một trẻ có một diện tích bề mặt vỏ não lớn hơn cũng gia tăng” – Reynolds phát biểu. “Vỏ não là phần não có liên quan với nhận thức, nên chúng tôi cho rằng việc có nhiều vỏ não hơn sẽ giúp cải thiện nhận thức khi trẻ sơ sinh lớn lên và phát triển”.
Sinh non là một nguyên nhân hàng đầu gây ra các vấn đề về thần kinh ở trẻ và có liên quan tới các rối loạn tâm thần về sau trong giai đoạn ấu thơ. Rogers và nhóm nghiên cứu dự định theo dõi các trẻ trong nghiên cứu trong suốt những năm đầu đời của trẻ nhằm quan sát cách trẻ lớn lên, chú ý vào sự phát triển vận động, nhận thức và xã hội của trẻ. Khi trẻ lớn lên, các nhà nghiên cứu tin rằng họ sẽ có khả năng xác định những hiệu quả của việc tiếp xúc sớm với sữa mẹ lên các kết cục phát triển về sau. “Chúng tôi muốn xác định xem liệu sự khác biệt ở kích thước não có một hiệu quả nào trên bất kỳ giai đoạn phát triển quan trọng đó hay không” – Rogers phát biểu. “Các nhà sơ sinh học đều đã tin rằng sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh sinh non. Chúng tôi muốn điều tra xem liệu có khả năng xác định ảnh hưởng của sữa mẹ trên não ở giai đoạn sớm của cuộc đời hay không và liệu các lợi ích có xuất hiện một cách nhanh chóng hay là phát triển theo thời gian”.
Rogers cho rằng cần nghiên cứu sâu hơn để xác định một cách đặc hiệu hơn cách mà sữa mẹ ảnh hưởng tới não và thành phần nào hiện diện trọng sữa mẹ có thể kích thích phát triển não. Rogers giải thích rằng do tất cả các trẻ sơ sinh trong nghiên cứu đều sinh non nên không rõ liệu sữa mẹ có cung cấp những hiệu quả tương tự cho những trẻ sinh đủ tháng hay không.
(Nguồn: medicalnewstoday 5/2016)
Các nhà nghiên cứu trình bày các phát hiện của họ tại Hội nghị thường niên của Hiệp hội Hàn lâm Nhi khoa tại Baltimore, Hoa Kỳ.
“Não của những trẻ sơ sinh được sinh ra trước ngày dự sinh thường chưa phát triển đầy đủ” – BS. Cynthia Rogers, phó giáo sư Tâm thần học Nhi khoa, bệnh viên Nhi St. Louis, phát biểu. “Tuy nhiên do sữa mẹ tỏ ra hữu ích trong các lãnh vực khác của sự phát triển, nên chúng tôi muốn tìm kiếm hiệu quả nào của sữa mẹ có thể có trên não. Bằng việc sử dụng MRI, chúng tôi phát hiện những trẻ sơ sinh được nuôi ăn bằng nhiều sữa mẹ hơn có thể tích não lớn hơn. Điều này quan trọng vì một số nghiên cứu khác đã chỉ ra một mối liên hệ giữa thể tích não và sự phát triển nhận thức”.
Nghiên cứu bao gồm 77 trẻ sinh non. Các nhà nghiên cứu điều tra hồi cứu để xác định xem lượng sữa mẹ mà những trẻ này được cung cấp là bao nhiêu khi trẻ được chăm sóc tại NICU. Sau đó, các nhà nghiên cứu tiến hành kiểm tra não của những trẻ này tại khoảng thời điểm mà mỗi trẻ được dự sinh. Tất cả những trẻ này đều được sinh sớm hơn ít nhất 10 tuần, với tuổi thai trung bình là 26 tuần tuổi hoặc khoảng 14 tuần sinh non. Do não vẫn đang tiếp tục phát triển, những trẻ sơ sinh non tháng thông thường có não nhỏ hơn những trẻ sơ sinh đủ tháng.
Tác giả chính của nghiên cứu, Erin Reynolds, một kỹ thuật viên nghiên cứu tại phòng nghiên cứu của Rogers, cho rằng trong quá trình đánh giá những hiệu quả của sữa mẹ trên não của các trẻ sơ sinh, các nhà nghiên cứu không phân biệt được giữa sữa mẹ của chính người mẹ trẻ với sữa mẹ được cho từ các phụ nữ khác. Do đó, họ tập trung vào hiệu quả của sữa mẹ nói chung. “Do lượng sữa mẹ gia tăng, nên cơ hội cho một trẻ có một diện tích bề mặt vỏ não lớn hơn cũng gia tăng” – Reynolds phát biểu. “Vỏ não là phần não có liên quan với nhận thức, nên chúng tôi cho rằng việc có nhiều vỏ não hơn sẽ giúp cải thiện nhận thức khi trẻ sơ sinh lớn lên và phát triển”.
Sinh non là một nguyên nhân hàng đầu gây ra các vấn đề về thần kinh ở trẻ và có liên quan tới các rối loạn tâm thần về sau trong giai đoạn ấu thơ. Rogers và nhóm nghiên cứu dự định theo dõi các trẻ trong nghiên cứu trong suốt những năm đầu đời của trẻ nhằm quan sát cách trẻ lớn lên, chú ý vào sự phát triển vận động, nhận thức và xã hội của trẻ. Khi trẻ lớn lên, các nhà nghiên cứu tin rằng họ sẽ có khả năng xác định những hiệu quả của việc tiếp xúc sớm với sữa mẹ lên các kết cục phát triển về sau. “Chúng tôi muốn xác định xem liệu sự khác biệt ở kích thước não có một hiệu quả nào trên bất kỳ giai đoạn phát triển quan trọng đó hay không” – Rogers phát biểu. “Các nhà sơ sinh học đều đã tin rằng sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh sinh non. Chúng tôi muốn điều tra xem liệu có khả năng xác định ảnh hưởng của sữa mẹ trên não ở giai đoạn sớm của cuộc đời hay không và liệu các lợi ích có xuất hiện một cách nhanh chóng hay là phát triển theo thời gian”.
Rogers cho rằng cần nghiên cứu sâu hơn để xác định một cách đặc hiệu hơn cách mà sữa mẹ ảnh hưởng tới não và thành phần nào hiện diện trọng sữa mẹ có thể kích thích phát triển não. Rogers giải thích rằng do tất cả các trẻ sơ sinh trong nghiên cứu đều sinh non nên không rõ liệu sữa mẹ có cung cấp những hiệu quả tương tự cho những trẻ sinh đủ tháng hay không.
(Nguồn: medicalnewstoday 5/2016)
Từ khóa: Sữa mẹ
Các tin khác cùng chuyên mục:
Các kết cục xấu cho bà mẹ và thai nhi liên quan tới chế độ ăn nhiều fructose trong thai kỳ - Ngày đăng: 08-08-2016
Chế độ ăn khoẻ mạnh có thể làm giảm nguy cơ tăng huyết áp cho những phụ nữ mắc đái tháo đường thai kỳ - Ngày đăng: 08-08-2016
Việc tiêm chủng cúm trong thai kỳ bảo vệ trẻ nhũ nhi trong giai đoạn sớm của cuộc đời - Ngày đăng: 08-08-2016
Liệu những chất tạo ngọt nhân tạo trong thai kỳ có làm tăng chỉ số khối cơ thể (BMI) ở trẻ nhũ nhi hay không? - Ngày đăng: 08-08-2016
Bố béo phì ảnh hưởng đến tinh trùng và gia tăng nguy cơ ung thư vú cho con gái - Ngày đăng: 06-08-2016
Lupus làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung ở phụ nữ - Ngày đăng: 01-08-2016
Tính an toàn của vaccine Human Papillomavirus (HPV) - Ngày đăng: 18-07-2016
Nghiên cứu củng cố thêm chứng cứ cho mối liên quan giữa tự kỷ và béo phì – đái tháo đường của bà mẹ - Ngày đăng: 04-07-2016
Liệu việc ăn cá trong thai kỳ có dẫn đến béo phì cho trẻ? - Ngày đăng: 04-07-2016
Cá và thai kỳ: các tác dụng có lợi “đánh bại” nguy cơ phơi nhiễm thuỷ ngân - Ngày đăng: 04-07-2016
Quan hệ tình dục sau thai kỳ: Khi nào có thể bắt đầu trở lại? - Ngày đăng: 04-07-2016
Tập thể dục trong thai kì và nguy cơ sinh non - Ngày đăng: 30-06-2016
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK