Tin tức
on Monday 08-08-2016 2:37pm
Danh mục: Tin quốc tế
ThS. BS. Lê Phạm Thu Hà
Bộ môn Nhi ĐHYD TP.HCM
Bộ môn Nhi ĐHYD TP.HCM
Việc tiêu thụ quá nhiều fructose trước đây đã được chứng minh có liên quan tới đái tháo đường và béo phì, nhưng đối với những phụ nữ đang mang thai, điều này cũng có thể dẫn tới các dị tật cho bánh nhau và bào thai – theo một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí “Scientific Reports”. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng tiết lộ rằng một loại thuốc gần đây được sử dụng để điều trị gout và sỏi thận có thể điều chỉnh lại các vấn đề này.
Một chế độ ăn nhiều fructose trong thai kỳ có thể gây hại cho bà mẹ và trẻ, các nhà nghiên cứu công bố.
Fructose là một dạng đường được tìm thấy tự nhiên trong trái cây, mật ong, và một vài loại rau xanh. Fructose cũng được các hãng sản xuất thực phẩm sử dụng một cách phổ biến, họ kết hợp fructose với glucose để tạo ra mật ngũ cốc fructose hàm lượng cao (high-fructose corn syrup – HFCS), loại mật này thường được thêm vào các dạng thực phẩm hoặc thức uống để làm chúng trở nên ngọt hơn.
TS. Kelle H. Moley, làm việc tại trường Y - Đại học Washington tại St. Louis, Missouri, Hoa Kỳ và các đồng nghiệp chỉ ra rằng tồn tại một sự gia tăng có ý nghĩa thống kê trên việc tiêu thụ đường và HFCS trong những năm gần đây. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Bệnh tật (Centers of Disease Control and Prevention – CDC), người lớn tại Hoa Kỳ hiện nay tiêu thụ khoảng 13% lượng calorie nhập mỗi ngày từ các loại đường bổ sung – bao gồm HFCS – và lượng nhập này cao hơn rõ rệt lượng nhập được khuyến cáo từ 5 đến 10%. “Kể từ những năm đầu của thập niên 1970, chúng ta đã ăn nhiều fructose hơn lượng mà chúng ta nên ăn” – TS. Moley phát biểu. “Hiểu biết về cách mà việc tiêu thụ fructose tác động lên sức khoẻ con người đang trở nên ngày càng quan trọng hơn”.
Các nghiên cứu trước đây đều gợi ý rằng một chế độ ăn nhiều fructose có thể làm gia tăng nguy cơ của đái tháo đường và béo phì, nhưng TS. Moley và các đồng nghiệp cho biết lượng thông tin về ảnh hưởng của chế độ ăn nhiều fructose trong thai kỳ đối với sức khoẻ của cả bà mẹ lẫn trẻ hiện vẫn rất hạn chế. Để đạt được một hiểu biết tốt hơn, nhóm nghiên cứu đầu tiên cho chuột bầu ăn một chế độ ăn nhiều fructose hoặc một chế độ ăn tiêu chuẩn, sau đó đánh giá ảnh hưởng của từng loại chế độ ăn lên sức khoẻ của chuột mẹ và chuột con.
Fructose được chuyển hoá trong cơ thể theo một cách khác với các dạng đường còn lại. Cụ thể, các tế bào gan sẽ cắt đoạn fructose, sau đó biến đổi chúng thành triglyceride – một dạng mỡ. Cùng lúc đó, nồng độ acid uric – một chất thải được tìm thấy trong nước tiểu và phân – gia tăng. Nhóm nghiên cứu lưu ý rằng nồng độ acid uric vượt quá giới hạn có thể dẫn tới một số các vấn đề cho sức khoẻ, bao gồm béo phì và đái tháo đường type 2.
Trong nghiên cứu của mình, các nhà nghiên cứu nhận thấy những con chuột được cho ăn một chế độ ăn nhiều fructose trong thai kỳ có các nồng độ triglyceride và acid uric cao hơn những con chuột được cho ăn chế độ ăn tiêu chuẩn. Hơn thế nữa, nhóm phát hiện ra rằng những con chuột được cho một chế độ ăn nhiều fructose có các bào thai nhỏ hơn và các bánh nhau to hơn so với những con chuột được cho chế độ ăn tiêu chuẩn. Theo TS. Moley, sau khi sinh, một đứa trẻ có kích thước nhỏ hơn trong tử cung thường sẽ tăng trưởng nhanh hơn khi so với một đứa trẻ có kích thước bình thường. “Cơ thể cố gắng bù đắp lại sự tăng trưởng ít trong tử cung” – TS. giải thích. “Những trẻ này có thể trở thành những đứa trẻ và sau đó là những người lớn phải chiến đấu với béo phì và các vấn đề sức khoẻ khác”. Hơn thế nữa, theo nhóm nghiên cứu, nồng độ acid uric và triglyceride gia tăng có thể gây ra một nguy cơ của các biến chứng thai kỳ cho bà mẹ, như tiền sản giật và đái tháo đường thai kỳ.
Tiếp theo đó, các nhà nghiên cứu tiến hành xác định xem liệu các phát hiện của họ có liên quan tới con người hay không. Họ phân tích lượng nhập fructose của 18 thai phụ đã được lên lịch mổ lấy thai, và phát hiện ra rằng những người tiêu thụ lượng fructose cao trong thai kỳ trải qua các hậu quả tương tự những con chuột bầu được cho ăn một chế độ ăn nhiều fructose, bao gồm cả gia tăng các nồng độ acid uric. “Ảnh hưởng bất lợi của lượng fructose vượt quá giới hạn trên con người có khả năng dẫn tới một sự khởi phát của các vấn đề được quan sát thấy trên chuột” – TS. Moley phát biểu. Các tác giả bình luận về các phát hiện của mình như sau: “…Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra một cơ chế mới có thể lý giải tại sao việc gia tăng tiêu thụ fructose có thể ảnh hưởng một cách tiêu cực lên các kết cục của bà mẹ - thai nhi. Những phát hiện được trình bày ở đây tạo ra tiền đề cho sự cần thiết của việc hiểu biết về các tác động tiêu cực tiềm ẩn của các chế độ ăn nhiều fructose trên con người, cụ thể là trong thai kỳ”.
Trong khi các phát hiện cho thấy phụ nữ nên giảm lượng nhập fructose trong thai kỳ nhằm phòng tránh các tác dụng bất lợi nói trên, các tác giả cũng chỉ ra một chiến lược phòng tránh khác. Các nhà nghiên cứu phát hiện khi sử dụng allopurinol cho các con chuột bầu có chế độ ăn nhiều fructose (allopurinol là thuốc được sử dụng để điều trị sỏi thận và gout) thì các hậu quả trên chuột mẹ và thai nhi do lượng nhập fructose vượt quá giới hạn lại đảo ngược. Điều này là do allopurinol làm giảm nồng độ acid uric trong bánh nhau. TS. Moley cho biết nhìn chung allopurinol được xem như an toàn khi sử dụng trong tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba của thai kỳ. TS. nhấn mạnh rằng việc ăn các thực phẩm tự nhiên trong thai kỳ - hơn là các thực phẩm đã được chế biến có khả năng chứa fructose – vẫn là cách tốt nhất để làm giảm nguy cơ của các kết cục xấu cho bà mẹ và thai nhi.
(Nguồn: medicalnewstoday 5/2016)
TS. Kelle H. Moley, làm việc tại trường Y - Đại học Washington tại St. Louis, Missouri, Hoa Kỳ và các đồng nghiệp chỉ ra rằng tồn tại một sự gia tăng có ý nghĩa thống kê trên việc tiêu thụ đường và HFCS trong những năm gần đây. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Bệnh tật (Centers of Disease Control and Prevention – CDC), người lớn tại Hoa Kỳ hiện nay tiêu thụ khoảng 13% lượng calorie nhập mỗi ngày từ các loại đường bổ sung – bao gồm HFCS – và lượng nhập này cao hơn rõ rệt lượng nhập được khuyến cáo từ 5 đến 10%. “Kể từ những năm đầu của thập niên 1970, chúng ta đã ăn nhiều fructose hơn lượng mà chúng ta nên ăn” – TS. Moley phát biểu. “Hiểu biết về cách mà việc tiêu thụ fructose tác động lên sức khoẻ con người đang trở nên ngày càng quan trọng hơn”.
Các nghiên cứu trước đây đều gợi ý rằng một chế độ ăn nhiều fructose có thể làm gia tăng nguy cơ của đái tháo đường và béo phì, nhưng TS. Moley và các đồng nghiệp cho biết lượng thông tin về ảnh hưởng của chế độ ăn nhiều fructose trong thai kỳ đối với sức khoẻ của cả bà mẹ lẫn trẻ hiện vẫn rất hạn chế. Để đạt được một hiểu biết tốt hơn, nhóm nghiên cứu đầu tiên cho chuột bầu ăn một chế độ ăn nhiều fructose hoặc một chế độ ăn tiêu chuẩn, sau đó đánh giá ảnh hưởng của từng loại chế độ ăn lên sức khoẻ của chuột mẹ và chuột con.
Fructose được chuyển hoá trong cơ thể theo một cách khác với các dạng đường còn lại. Cụ thể, các tế bào gan sẽ cắt đoạn fructose, sau đó biến đổi chúng thành triglyceride – một dạng mỡ. Cùng lúc đó, nồng độ acid uric – một chất thải được tìm thấy trong nước tiểu và phân – gia tăng. Nhóm nghiên cứu lưu ý rằng nồng độ acid uric vượt quá giới hạn có thể dẫn tới một số các vấn đề cho sức khoẻ, bao gồm béo phì và đái tháo đường type 2.
Trong nghiên cứu của mình, các nhà nghiên cứu nhận thấy những con chuột được cho ăn một chế độ ăn nhiều fructose trong thai kỳ có các nồng độ triglyceride và acid uric cao hơn những con chuột được cho ăn chế độ ăn tiêu chuẩn. Hơn thế nữa, nhóm phát hiện ra rằng những con chuột được cho một chế độ ăn nhiều fructose có các bào thai nhỏ hơn và các bánh nhau to hơn so với những con chuột được cho chế độ ăn tiêu chuẩn. Theo TS. Moley, sau khi sinh, một đứa trẻ có kích thước nhỏ hơn trong tử cung thường sẽ tăng trưởng nhanh hơn khi so với một đứa trẻ có kích thước bình thường. “Cơ thể cố gắng bù đắp lại sự tăng trưởng ít trong tử cung” – TS. giải thích. “Những trẻ này có thể trở thành những đứa trẻ và sau đó là những người lớn phải chiến đấu với béo phì và các vấn đề sức khoẻ khác”. Hơn thế nữa, theo nhóm nghiên cứu, nồng độ acid uric và triglyceride gia tăng có thể gây ra một nguy cơ của các biến chứng thai kỳ cho bà mẹ, như tiền sản giật và đái tháo đường thai kỳ.
Tiếp theo đó, các nhà nghiên cứu tiến hành xác định xem liệu các phát hiện của họ có liên quan tới con người hay không. Họ phân tích lượng nhập fructose của 18 thai phụ đã được lên lịch mổ lấy thai, và phát hiện ra rằng những người tiêu thụ lượng fructose cao trong thai kỳ trải qua các hậu quả tương tự những con chuột bầu được cho ăn một chế độ ăn nhiều fructose, bao gồm cả gia tăng các nồng độ acid uric. “Ảnh hưởng bất lợi của lượng fructose vượt quá giới hạn trên con người có khả năng dẫn tới một sự khởi phát của các vấn đề được quan sát thấy trên chuột” – TS. Moley phát biểu. Các tác giả bình luận về các phát hiện của mình như sau: “…Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra một cơ chế mới có thể lý giải tại sao việc gia tăng tiêu thụ fructose có thể ảnh hưởng một cách tiêu cực lên các kết cục của bà mẹ - thai nhi. Những phát hiện được trình bày ở đây tạo ra tiền đề cho sự cần thiết của việc hiểu biết về các tác động tiêu cực tiềm ẩn của các chế độ ăn nhiều fructose trên con người, cụ thể là trong thai kỳ”.
Trong khi các phát hiện cho thấy phụ nữ nên giảm lượng nhập fructose trong thai kỳ nhằm phòng tránh các tác dụng bất lợi nói trên, các tác giả cũng chỉ ra một chiến lược phòng tránh khác. Các nhà nghiên cứu phát hiện khi sử dụng allopurinol cho các con chuột bầu có chế độ ăn nhiều fructose (allopurinol là thuốc được sử dụng để điều trị sỏi thận và gout) thì các hậu quả trên chuột mẹ và thai nhi do lượng nhập fructose vượt quá giới hạn lại đảo ngược. Điều này là do allopurinol làm giảm nồng độ acid uric trong bánh nhau. TS. Moley cho biết nhìn chung allopurinol được xem như an toàn khi sử dụng trong tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba của thai kỳ. TS. nhấn mạnh rằng việc ăn các thực phẩm tự nhiên trong thai kỳ - hơn là các thực phẩm đã được chế biến có khả năng chứa fructose – vẫn là cách tốt nhất để làm giảm nguy cơ của các kết cục xấu cho bà mẹ và thai nhi.
(Nguồn: medicalnewstoday 5/2016)
Từ khóa: fructose trong thai kỳ
Các tin khác cùng chuyên mục:
Chế độ ăn khoẻ mạnh có thể làm giảm nguy cơ tăng huyết áp cho những phụ nữ mắc đái tháo đường thai kỳ - Ngày đăng: 08-08-2016
Việc tiêm chủng cúm trong thai kỳ bảo vệ trẻ nhũ nhi trong giai đoạn sớm của cuộc đời - Ngày đăng: 08-08-2016
Liệu những chất tạo ngọt nhân tạo trong thai kỳ có làm tăng chỉ số khối cơ thể (BMI) ở trẻ nhũ nhi hay không? - Ngày đăng: 08-08-2016
Bố béo phì ảnh hưởng đến tinh trùng và gia tăng nguy cơ ung thư vú cho con gái - Ngày đăng: 06-08-2016
Lupus làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung ở phụ nữ - Ngày đăng: 01-08-2016
Tính an toàn của vaccine Human Papillomavirus (HPV) - Ngày đăng: 18-07-2016
Nghiên cứu củng cố thêm chứng cứ cho mối liên quan giữa tự kỷ và béo phì – đái tháo đường của bà mẹ - Ngày đăng: 04-07-2016
Liệu việc ăn cá trong thai kỳ có dẫn đến béo phì cho trẻ? - Ngày đăng: 04-07-2016
Cá và thai kỳ: các tác dụng có lợi “đánh bại” nguy cơ phơi nhiễm thuỷ ngân - Ngày đăng: 04-07-2016
Quan hệ tình dục sau thai kỳ: Khi nào có thể bắt đầu trở lại? - Ngày đăng: 04-07-2016
Tập thể dục trong thai kì và nguy cơ sinh non - Ngày đăng: 30-06-2016
Khâu cổ tử cung cho phụ nữ mang song thai - Ngày đăng: 24-06-2016
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK