Tin tức
on Monday 04-07-2016 11:11am
Danh mục: Tin quốc tế
ThS. BS. Lê Phạm Thu Hà
Bộ môn Nhi ĐHYD TP.HCM
Trong vô số các lợi ích cho sức khoẻ của cá, cá chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển bào thai, điều này giải thích tại sao thai phụ được khuyên nên ăn 2 hoặc 3 phần cá mỗi tuần. Tuy nhiên, những mối lo ngại liên quan tới các tác dụng bất lợi của thuỷ ngân – được tìm thấy trên hầu hết các loại cá – lại đem đến cho thai phụ một lý do để thận trọng. Hiện tại, một nghiên cứu mới gợi ý rằng các tác dụng bất lợi của việc tiêu thụ mức độ thuỷ ngân thấp thông qua cá “không nặng bằng” các tác dụng có lợi cho trẻ sơ sinh.
Tuy gần như hầu hết các loại cá đều có chứa thuỷ ngân, một nghiên cứu mới tìm ra rằng những lợi ích của việc tiêu thụ cá trong thai kỳ “đánh bại” những hậu quả của việc phơi nhiễm thuỷ ngân cho trẻ sơ sinh.
Nghiên cứu được tiến hành bởi TS. Kim Yolton, đến từ Trung tâm Y khoa - Bệnh viện Nhi khoa Cincinnati ở Ohio, Hoa Kỳ và được công bố trên tạp chí “Neurotoxicology and Tetratology”.
Theo các nhà nghiên cứu, những nghiên cứu trước đây khảo sát hậu quả của việc phơi nhiễm thuỷ ngân nồng độ thấp trong giai đoạn mang thai từ việc tiêu thụ cá lên các kết cục biểu hiện hành vi thần kinh của trẻ sơ sinh là hết sức hạn chế. Do đó, họ tiến hành một nghiên cứu chi tiết bao gồm 344 trẻ nhũ nhi ở 5 tuần tuổi, sử dụng Thang điểm hệ thống Hành vi thần kinh NICU (NICU Network Neurobehavioral Scale – NNNS). Các nhà nghiên cứu đo lường việc phơi nhiễm thuỷ ngân trong thai kỳ thông qua máu thai phụ và máu cuống rốn thai nhi. Nhóm cũng đồng thời thu thập thông tin về lượng nhập cá của mẹ và ước tính lượng tiêu thụ các acid béo chưa bão hoà nhiều nối đôi dựa trên loại cá và lượng cá mà thai phụ ăn. Nhìn chung, 84% các bà mẹ báo cáo tiêu thụ cá trong thai kỳ, tuy nhiên họ chỉ ăn trung bình khoảng 57 g cá (2 ounce) mỗi tuần.
Năm 2014, cả Cục quản lý Thực phẩm và Thuốc Hoa Kỳ (FDA) và Cơ quan bảo vệ môi trường (EPA) đều xem xét lại lời khuyên của họ cho thai phụ về lượng cá tiêu thụ, họ khuyên thai phụ nên tiêu thụ 226 – 340g cá (8-12 ounce) mỗi tuần, cũng như lựa chọn loại cá với mức độ thuỷ ngân thấp nhất. Những loại cá có nồng độ thuỷ ngân thấp bao gồm cá hồi, tôm, cá tuyết (Pollock), cá ngừ đóng hộp sáng, cá rô phi, cá trê; trong khi đó các loại cá có nồng độ thuỷ ngân cao bao gồm cá chấm vàng, cá mập, cá kiếm, cá thu.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), thuỷ ngân có thể gây ra các hậu quả độc hại lên hệ thần kinh, tiêu hoá và miễn dịch, cũng đồng thời tác động lên phổi, thận, da và mắt. Thuỷ ngân nằm trong danh sách nhóm 10 hoá chất hàng đầu là mối quan tâm sức khoẻ cộng đồng chính yếu của WHO.
Tuy vậy, kết quả từ nghiên cứu mới nhất cung cấp khá ít chứng cứ về tác hại lên trẻ sơ sinh có mẹ tiêu thụ lượng cá thấp và những phụ nữ phơi nhiễm thấp với thuỷ ngân. Điều thú vị là, những trẻ nhũ nhi có mẹ phơi nhiễm với thuỷ ngân cao hơn cũng như tiêu thụ nhiều cá hơn lại biểu hiện sự chú ý tốt hơn và cần ít kỹ năng xử lý đặc biệt hơn. Các nhà nghiên cứu cho rằng điều này là do những tác động dinh dưỡng có lợi của việc tiêu thụ cá. Mặc dù những trẻ nhũ nhi phơi nhiễm thuỷ ngân trước sinh cao hơn cho thấy các phản xạ bất đối xứng, nhưng sau khi các nhà nghiên cứu tính đến việc tiêu thụ cá, họ phát hiện ra rằng những trẻ nhũ nhi có mẹ tiêu thụ cá nhiều hơn biểu hiện sự chú ý tốt hơn.
Bình luận về các phát hiện của mình, TS. Yolton cho rằng: “Không nên diễn giải những biểu hiện hành vi thần kinh tốt hơn quan sát được ở các trẻ với các chỉ dấu sinh học của thuỷ ngân cao hơn như là một tác dụng có lợi của việc phơi nhiễm thuỷ ngân, việc phơi nhiễm này rõ ràng là có hại cho thần kinh. Điều này có khả năng phản ánh những lợi ích của việc tiêu thụ acid béo chưa bão hoà nhiều nối đôi đến từ cá và cũng cho thấy lợi ích trên sự tập trung, trí nhớ và các vùng phát triển khác của trẻ”.
Theo FDA, hầu như tất cả các loại cá đều chứa ít nhất một lượng nhỏ thuỷ ngân vì cá hấp thu thuỷ ngân khi chúng ăn. Thuỷ ngân thông thường có thể tích tụ nhiều hơn ở một số loại cá nhất định, đặc biệt ở những loại cá lớn hơn với vòng đời dài hơn. Mặc dù cá mang lại nhiều lợi ích về sức khoẻ cho cộng đồng nói chung, nhiều người hiện nay không tiêu thụ đủ lượng cá theo khuyến cáo, từ 2 đến 3 phần cá mỗi tuần. “Điều quan trọng mà phụ nữ nên nhớ là cá cung cấp một lượng chất dinh dưỡng tuyệt vời có khả năng có lợi cho trẻ đang phát triển hoặc trẻ nhỏ” – TS. Yolton phát biểu. “Các bà mẹ chỉ nên cần hiểu biết về loại cá mà họ ăn hoặc cung cấp cho con họ.”
TS. cũng bổ sung thêm trong nghiên cứu của mình rằng nguy cơ phơi nhiễm thuỷ ngân là thấp - có khả năng do các bà mẹ tiêu thụ cá với lượng thuỷ ngân thấp – “do đó các tác dụng bất lợi có thể bị “đánh bại” bởi các tác dụng có lợi của chất dinh dưỡng từ cá”.
(Nguồn: medicalnewstoday 2/2016)
Từ khóa: phơi nhiễm thuỷ ngân
Các tin khác cùng chuyên mục:
Quan hệ tình dục sau thai kỳ: Khi nào có thể bắt đầu trở lại? - Ngày đăng: 04-07-2016
Tập thể dục trong thai kì và nguy cơ sinh non - Ngày đăng: 30-06-2016
Khâu cổ tử cung cho phụ nữ mang song thai - Ngày đăng: 24-06-2016
Liệu pháp Testosterone có thể giúp cải thiện tình dục ở nam giới lớn tuổi - Ngày đăng: 08-06-2016
Sinh con sau tuổi 35: Thông tin và các yếu tố nguy cơ liên quan - Ngày đăng: 23-05-2016
Nghiên cứu cảnh báo về hậu quả bất lợi của việc giảm đau ngoài màng cứng lên trẻ sơ sinh - Ngày đăng: 16-05-2016
Những bữa ăn nhẹ kèm cá trong suốt thai kỳ gia tăng kích thước não bộ của trẻ - Ngày đăng: 16-05-2016
Điều trị kháng siêu vi càng sớm càng tốt đối với thai phụ bị cúm - Ngày đăng: 12-05-2016
Chlorhexidine tốt hơn iodine trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng sau mổ lấy thai - Ngày đăng: 12-05-2016
Sử dụng paracetamol trong thai kỳ có thể làm giảm khả năng sinh sản của thế hệ sau - Ngày đăng: 12-05-2016
Ăn sôcôla trong thai kỳ có thể có lợi cho sự phát triển bào thai - Ngày đăng: 12-05-2016
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK