Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Thursday 12-05-2016 9:57am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế
ThS. BS. Lê Phạm Thu Hà
Bộ môn Nhi ĐHYD TP.HCM

Nghiên cứu gợi ý rằng việc sử dụng các thuốc giảm đau trong thai kỳ có thể làm giảm khả năng sinh sản cho các thế hệ tiếp theo.

Những xét nghiệm trên chuột cho thấy khi một con chuột mẹ được cho các thuốc giảm đau trong thai kì, các con chuột con cái có ít trứng hơn, kích thước buồng trứng nhỏ hơn và các lứa đẻ ít con hơn so với con của những con chuột mẹ không phơi nhiễm với thuốc.

Những con chuột con đực của chuột mẹ bị phơi nhiễm với thuốc cũng cho thấy bị ảnh hưởng sau sinh - chúng có số lượng tế bào phát triển thành tinh trùng về sau ít hơn. Tuy nhiên, chức năng sinh sản của chúng hồi phục về các mức độ bình thường theo thời gian chúng trưởng thành lên.

Theo các nhà nghiên cứu, những phát hiện này cho thấy những điểm tương đồng có ý nghĩa thống kê giữa hệ sinh sản của chuột và người, dù cho thật khó để diễn giải các kết quả này một cách trực tiếp lên thai phụ. Nhóm nghiên cứu khuyến cáo thai phụ nên dựa vào các hướng dẫn mới nhất cho việc sử dụng các thuốc giảm đau ở liều thấp nhất có thể và trong khoảng thời gian ngắn nhất có thể.

Trong nghiên cứu, các nhà khoa học kiểm tra hậu quả của 2 loại thuốc giảm đau ở chuột đang mang thai – paracetamol và một loại thuốc giảm đau chỉ được sử dụng khi kê toa là indomethacin, cùng nhóm với các thuốc khác là ibuprofen và aspirin. Các con chuột được cho sử dụng những thuốc này trong một giai đoạn ngắn ngày – 4 ngày cho indomethacin hoặc 9 ngày cho paracetamol. Hiệu quả của các thuốc này được ghi nhận trong vòng 1 đến 4 ngày sau khi bắt đầu điều trị. Các nhà nghiên cứu cho rằng do tốc độ phát triển của bào thai ở người chậm hơn ở chuột, nên rất khó diễn giải cách sử dụng thuốc trong nghiên cứu này lên thai phụ. Không chỉ tác động tới thế hệ chuột con ngay sau đó, nghiên cứu chỉ ra rằng việc tiêu thụ các thuốc giảm đau trong thai kỳ cũng ảnh hưởng tới thế hệ chuột tiếp theo. Nhóm nghiên cứu tìm thấy rằng các con chuột cái tiếp theo – là cháu của con chuột mẹ được cho thuốc giảm đau trong thai kỳ - cũng giảm kích thước buồng trứng và ảnh hưởng tới chức năng sinh sản.

Theo các tác giả nghiên cứu, những kết quả trên đã cho thấy một số thuốc giảm đau có thể tác động lên sự phát triển của các tế bào có khả năng phát triển thành trứng và tinh trùng về sau – được gọi là các tế bào mầm – trong khi thai còn trong tử cung. Điều này có thể xảy ra do các thuốc giảm đau tác động lên các hormone gọi là prostaglandin. Các hormone này được biết tới làm điều hoà khả năng sinh sản của phụ nữ và kiểm soát sự rụng trứng, chu kỳ kinh nguyệt và khởi phát chuyển dạ. Nghiên cứu đã được công bố trên tờ báo “Scientific Reports”, và được tài trợ bởi Hội đồng nghiên cứu Y khoa và Quỹ tài trợ Wellcome Trust.

Giáo sư (GS) Richard Sharpe, đồng tác giả của nghiên cứu tại Đại học Edinburgh - Trung tâm MRC cho Sức khoẻ Sinh sản, cho rằng các kết quả cùng với nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng các thuốc giảm đau nên được sử dụng một cách thận trọng trong thai kỳ. GS. phát biểu: “Điều quan trọng cần nhớ rằng nghiên cứu này được tiến hành trên chuột chứ không phải trên người, tuy nhiên, có rất nhiều điểm tương đồng giữa hệ sinh sản của chuột và người. Hiện tại chúng tôi cần hiểu tại sao các thuốc này lại ảnh hưởng tới sự phát triển sinh sản của chuột con trong tử cung nhằm có thể hiểu thêm về ảnh hưởng toàn bộ của chúng”.

GS. Richard Anderson, giáo sư của Khoa học sinh sản lâm sàng tại Đại học Edinburgh, đồng tác giả của nghiên cứu, phát biểu: “Những nghiên cứu này bao gồm việc sử dụng các thuốc giảm đau trong một giai đoạn tương đối dài. Hiện tại chúng tôi cần tìm hiểu xem liệu một liều ngắn hơn cũng có một tác động tương tự hay không, và cách mà thông tin này có thể hoàn toàn áp dụng cho việc sử dụng trên con người”.

(Nguồn: medicalnewstoday 1/2016)
Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK