Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Friday 06-05-2016 10:54am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế
BS Hê Thanh Nhã Yến

Theo các nhà nghiên cứu Brazil, những con muỗi sau khi được tiêm nhiễm một chủng vi khuẩn mới, có tên gọi Wolbachia, bị suy giảm rõ rệt khả năng truyền virus Zika, phát hiện này làm sáng lên nguồn hy vọng về giải pháp sinh học giúp chặn đứng sự phát tán của loại virus nguy hiểm này.

Chủng vi khuẩn này đã được gửi đến nhiều quốc gia như Úc, Brazil, Indonesia và Việt Nam trong khuôn khổ của Chiến dịch kiểm soát Sốt xuất huyết, và nghiên cứu mới cho thấy phương pháp này cũng hiệu quả đối với virus Zika, vốn là “họ hàng thân thuộc” với virus Dengue. Zika được tìm thấy có mối liên quan với dị tật teo não ở trẻ sơ sinh có mẹ nhiễm virus trong thai kỳ.
 

Tháng 2/2016, Tổ chức Y tế thế giới đã công bố Zika là vấn đề sức khỏe khẩn cấp toàn cầu. Mối liên quan giữa virus Zika và teo não sơ sinh được biết đến từ mùa thu năm ngoái tại Brazil, đến nay có đến hơn 1.100 ca teo não có liên quan đến mẹ nhiễm Zika khi mang thai.

Nghiên cứu mới, thực hiện bởi các nhà khoa học thuộc Tổ chức Oswaldo Cruz của Brazil, vừa được đăng tải ngày 4/5/2016 trên Tạp chí Cell Host & Microbe, nhấn mạnh ưu thế của chủng vi khuẩn tự nhiên Wolbachia vốn sống trong tế bào côn trùng và được tìm thấy trong 60% loài côn trùng thường gặp. Các nhà khoa học sẽ tiêm nhiễm vi khuẩn này vào trứng muỗi để truyền cho các thế hệ muỗi sau.

“Ý tưởng phóng thích muỗi Aedes nhiễm Wolbachia trong vài tháng để chúng phối giống với muỗi Aedes khác.. . theo thời gian, quần thể muỗi mới xuất hiện”, theo Chuyên viên Luciano Moreira của Oswaldo Cruz ở Rio de Janerio, nơi đăng cai tổ chức Thế vận hội Olympic sắp tới.

Trong nghiên cứu về Zika, nhóm nghiên cứu tiêm nhiễm muỗi vườn và muỗi nhiễm Wolbachia với 2 chủng Zika hiện đang lưu hành tại Brazil. Sau 2 tuần, muỗi mang Wolbachia mang ít phần tử của virus Zika trong cơ thể và nước bọt của chúng hơn so với muỗi vườn; đặc tính này khiến khả năng lây truyền virus Zika cho người của muỗi suy giảm rõ rệt.
 
“Wolbachia tỏ ra hiệu quả với Zika giống như với Dengue trong nhiều thử nghiệm trước đây”, theo ông Moreira.
Giáo sư Jason Rasgon, một chuyên gia côn trùng học ở Đại học Penn State, cho biết trong một số thử nghiệm, Wolbachia có khả năng ức chế sự lây truyền một tác nhân nhưng có thể tăng lây truyền tác nhân khác. Tuy nhiên, nghiên cứu mới này loại bỏ nghi ngờ đó.
                          

www.eleminatedengue.com

Moreira nhấn mạnh rằng phương pháp này không hiệu quả 100% và không giúp loại trừ hoàn toàn virus, vì vậy cần tiến hành phối hợp nhiều chương trình kiểm soát đại dịch trên diện rộng.

Nguồn: http://www.medscape.com/viewarticle/862925
Theo Reuters Health Information
Từ khóa: Virus Zika
Các tin khác cùng chuyên mục:
Hiểu đúng về hiểm hoạ zika virus - Ngày đăng: 31-03-2016
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK