Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Monday 16-05-2016 8:58pm
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế
ThS. BS. Lê Phạm Thu Hà
Bộ môn Nhi ĐHYD TP.HCM

Những trẻ sơ sinh được sinh ra sau giảm đau ngoài màng cứng cho thấy một sự suy giảm ở các giá trị của chỉ số Apgar, một thử nghiệm nhanh chóng được áp dụng cho trẻ sơ sinh nhằm đánh giá sức khoẻ toàn diện của trẻ, cả ở thời điểm 1 và 5 phút sau sinh. Hơn thế nữa, ở những trẻ được sinh ra sau giảm đau ngoài màng cứng, cần hồi sức thường xuyên hơn, bắt đầu nuôi ăn bằng sữa mẹ ít xảy ra hơn, cũng như trẻ cần nhập viện nhiều hơn tới Đơn vị Chăm sóc Tăng cường Sơ sinh (NICU).

Đó là một vài điểm trong các kết luận của một bài báo được công bố trên tờ tạp chí “Midwifery” bởi các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Granada (UGR), Tây Ban Nha. Họ tiến hành một nghiên cứu hồi cứu về mối liên quan hiện hữu giữa việc sử dụng giảm đau ngoài màng cứng và những thông số xác định được đánh giá trên trẻ sơ sinh. Các nhà nghiên cứu thực hiện nghiên cứu này bằng cách phân tích một quần thể dân số tổng cộng 2609 trẻ được sinh ra từ năm 2010 đến năm 2013 tại Bệnh viện San Juan de la Cruz, thuộc tỉnh Jaén, Tây Ban Nha.

Giáo sư (GS) Concepción Ruiz Rodríguez, tại khoa Điều dưỡng của Đại học Granada và là tác giả chính của nghiên cứu, giải thích: “Giảm đau ngoài màng cứng là một trong rất nhiều phương pháp làm giảm cơn đau mà sản phụ phải chịu đựng trong quá trình sinh con. Hiện nay, giảm đau ngoài màng cứng là chiến lược có giá trị nhất bởi hiệu quả của nó, do đó phương pháp này được sử dụng rộng rãi ở các nước phát triển”.

Tuy nhiên, bên cạnh vô số các lợi điểm liên quan tới giảm đau ngoài màng cứng, “một loạt các tác dụng phụ bất lợi đã được quan sát thấy ở cả bà mẹ và trẻ sơ sinh. Các tác dụng phụ bất lợi quan sát thấy trên trẻ sơ sinh được quy cho một tác dụng dược lý học trực tiếp, do sự vận chuyển của thuốc tiêm cho bà mẹ qua bánh nhau, hoặc do một tác dụng thứ phát gián tiếp như là một hậu quả của những biến đổi sinh lý mà thuốc gây ra cho bà mẹ, chẳng hạn như các biến đổi về hormone”, chuyên gia của UGR giải thích.

Tuy nhiên, các dữ liệu còn đang gây tranh cãi và được nhiều chuyên gia chăm sóc sức khoẻ thảo luận. Do đó, các tác giả của nghiên cứu này đã nghĩ tới lợi ích của nghiên cứu hậu quả của giảm đau ngoài màng cứng lên một loạt các thông số ở trẻ sơ sinh. Các kết quả được ghi nhận từ các nhà nghiên cứu “chứng minh rằng giảm đau ngoài màng cứng có một số tác dụng phụ bất lợi lên trẻ sơ sinh mà chúng ta cần phải nghiên cứu sâu thêm nữa”, Ruiz Rodríguez nhấn mạnh. “Do đó, chúng tôi cho rằng điều quan trọng là cả các bà mẹ lẫn các chuyên gia chăm sóc sức khoẻ (các bác sĩ sản khoa và nữ hộ sinh) có hiểu biết và luôn ghi nhớ những nguy cơ đó ở thời điểm cần phải đưa ra quyết định”, nhà nghiên cứu của UGR kết luận.

(Nguồn: medicalnewstoday 2/1016)
 
Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK