Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Thursday 12-05-2016 10:00am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế
ThS. BS. Lê Phạm Thu Hà
Bộ môn Nhi ĐHYD TP.HCM

Mỗi năm, tại Hoa Kỳ, số lượng phụ nữ cần mổ lấy thai nhiều hơn bất cứ phẫu thuật lớn nào khác, và phẫu thuật này đem tới một tỉ lệ nhiễm trùng rõ rệt tại vị trí vết mổ.
Một nghiên cứu mới từ Trường Y - Đại học Washington tại St. Louis, Hoa Kỳ đưa ra một hướng dẫn mạnh mẽ về cách tốt nhất làm giảm nguy cơ nhiễm trùng. Thay vì chuẩn bị bệnh nhân với cồn-iode – một sự kết hợp thường quy trong mổ lấy thai – nghiên cứu chỉ ra rằng cồn-chlorhexidine có hiệu quả cao hơn một cách rõ rệt. Các nhà nghiên cứu biện luận rằng chứng cứ là đủ mạnh để thay đổi thực hành cho quá trình chuẩn bị da thường quy trước mổ lấy thai.

Nghiên cứu được công bố trên tập san “The New England Journal of Medicine” cùng lúc với bài thuyết trình tại Hội nghị thường niên của Hiệp hội Y khoa Bà mẹ - Thai nhi tại Atlanta, Hoa Kỳ. “Một trong những biến chứng lớn nhất của phẫu thuật, và cụ thể của mổ lấy thai, là nhiễm trùng” – tác giả chính của nghiên cứu, BS. Methodius G. Tuuli, trợ lý giáo sư sản phụ khoa, phát biểu. “Đối với một người mới làm mẹ cần chăm sóc con – việc này cũng đủ gây stress. Khi tất cả mọi thứ đều ổn định – thì một nhiễm trùng có thể thật sự ảnh hưởng tới khả năng chăm sóc con của cô ấy. Chúng tôi rất mong muốn xác định những cách tốt nhất nhằm ngăn ngừa nhiễm trùng, từ đó giảm gánh nặng cho bệnh nhân, cho con họ và cũng như cho hệ thống chăm sóc sức khoẻ”. Ước tính khoảng 1,3 triệu phụ nữ tại Hoa Kỳ sinh con bằng cách mổ lấy thai vào năm 2013, với biến chứng nhiễm trùng tại vị trí phẫu thuật chiếm từ 5% - 12% trong số đó. Chi phí trung bình cho việc điều trị các nhiễm trùng liên quan mổ lấy thai trong bệnh viện là 3500 đô la Mỹ/ca và có thể cao hơn nhiều cho các trường hợp nhiễm trùng nặng.

Nghiên cứu cho thấy các bệnh nhân trong nhóm cồn-chlorhexidine diễn tiến tới nhiễm trùng ít hơn những bệnh nhân trong nhóm cồn-iodine. Những phụ nữ nhận sự kết hợp với cồn-chlorhexidine có tỉ lệ nhiễm trùng là 4%, gần bằng một nửa tỉ lệ nhiễm trùng ở những người nhận sự kết hợp cồn-iodine (7,3%). Thử nghiệm lâm sàng này bao gồm 1147 bệnh nhân được mổ lấy thai tại Bệnh viện Barnes-Jewish, Hoa Kỳ từ năm 2011 đến năm 2015. Trong số 572 bệnh nhân được lựa chọn ngẫu nhiên nhận sự kết hợp cồn-chlorhexidine, 23 người tiến triển tới một nhiễm trùng tại vị trí phẫu thuật trong vòng 30 ngày sau mổ lấy thai. Trong số 575 bệnh nhận được ngẫu nhiên nhận sự kết hợp cồn-iodine, 42 người tiến triển tới nhiễm trùng tại ví trị phẫu thuật. Các điều tra viên chỉ ra rằng tất cả các tiến trình thường quy khác nhằm làm giảm nguy cơ nhiễm trùng sau mổ, bao gồm việc cho kháng sinh phòng ngừa trước mổ, là như nhau trong cả hai nhóm.

Các nghiên cứu trên những loại phẫu thuật khác cũng đều gợi ý về sự vượt trội hơn của chlorhexidine so với iodine trong việc phòng ngừa nhiễm trùng. Nhưng theo BS. Tuuli, các tình huống chuyên biệt chỉ xảy ra trong phẫu thuật mổ lấy thai – bao gồm việc vi khuẩn đến từ cả da lẫn âm đạo và hệ miễn dịch của một người phụ nữ bị ảnh hưởng trong suốt thai kỳ - cho thấy không thể áp dụng các kết quả từ những nghiên cứu này được. Hơn thế nữa, các thử nghiệm trước đây so sánh các chất khử trùng trước phẫu thuật chỉ bao gồm tương đối ít người tham gia và thường chỉ so sánh giữa sự kết hợp cồn-chlorhexidine với một mình iodine. Các nghiên cứu này không thể xác định được liệu hiệu quả kém hơn của một mình iodine là do chlorhexidine, do cồn hoặc do sự kết hợp của cả hai gây ra.

Mặc dù nghiên cứu mới này được tiến hành chỉ ở 1 bệnh viện, các nhà nghiên cứu cho rằng quần thể dân số bệnh nhân là đa dạng về chủng tộc và có hơn 60% bệnh nhân nhận bảo hiểm công. BS. Tuuli và các đồng nghiệp cũng chỉ ra rằng sự vượt trội của việc kết hợp chlorhexidine-cồn là hằng định ngay cả khi phẫu thuật mổ bắt con là phẫu thuật đã được lên lịch hay là mổ cấp cứu, cả khi bệnh nhân có béo phì hay không béo phì, cả khi ghim kẹp hoặc chỉ khâu được sử dụng gần vết mổ và cả khi bệnh nhân có các bệnh lý nội khoa đi kèm, bao gồm đái tháo đường.

Nhấn mạnh về tầm quan trọng của các phát hiện này, tác giả lâu năm hơn của nghiên cứu, GS. BS. George A. Macones, đồng thời là trưởng khoa Sản Phụ, phát biểu: “Nghiên cứu này là một sự bổ sung to lớn cho y văn trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng tại vị trí phẫu thuật sau mổ lấy thai. Có rất ít trường hợp một nghiên cứu đơn lẻ có khả năng thay đổi thực hành của chúng ta. Nhưng dựa trên sự đáng tin cậy về mặt sinh học và việc làm giảm ấn tượng nhiễm trùng tại vị trí phẫu thuật của chlorhexidine, đây là một ví dụ cho các trường hợp đó”.

(Nguồn: medicalnewstoday 2/2016)
Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK