Tin tức
on Monday 04-07-2016 11:14am
Danh mục: Tin quốc tế
ThS. BS. Lê Phạm Thu Hà
Bộ môn Nhi ĐHYD TP.HCM
Những bà mẹ ăn quá nhiều cá trong thai kỳ có thể đặt con họ vào nguy cơ tăng trưởng nhanh chóng và béo phì, theo một nghiên cứu được công bố trên mạng bởi tạp chí “JAMA Pediatrics”.
Dầu cá rất tốt cho thai nhi, nhưng phụ nữ nên giới hạn lượng nhập trong thai kỳ do nguy cơ của các chất gây ô nhiễm.
Các trải nghiệm trong những năm đầu đời có vai trò quan trọng trong sự phát triển. Nhưng những thành phần thức ăn gây khó chịu trong chế độ dinh dưỡng có thể ảnh hưởng lâu dài tới sinh lý và chuyển hoá, dẫn tới các vấn đề sức khoẻ về sau trong cuộc đời. Vậy thì cá tốt hay không tốt cho sức khoẻ?
Sự thật là, cá là một nguồn cung cấp quan trọng các acid béo không no nhiều nối đôi, đặc biệt là omega-3. Các acid béo này được vận chuyển qua nhau thai trong thai kỳ, có lợi cho sự phát triển thần kinh của bào thai và ảnh hưởng tới sự phát triển của mô mỡ. Trong một nghiên cứu trước đây gồm 151.880 cặp bà mẹ - trẻ, những trẻ nhũ nhi có mẹ ăn cá thường xuyên có cân nặng lúc sinh cao hơn và ít có khả năng sinh non hơn.
Tuy nhiên, việc ăn cá cũng đồng thời làm gia tăng phơi nhiễm với các chất gây ô nhiễm hữu cơ bền, và một số trong các chất này có liên quan tới việc phá huỷ hệ nội tiết. Các nhà khoa học đã gợi ý rằng các chất gây ô nhiễm có thể phá huỷ con đường tín hiệu của một số thụ thể trong nhân. Điều này có thể ảnh hưởng đến biểu hiện gen và tác động tới chuyển hoá mỡ, từ đó có thể gây ra béo phì.
Năm 2014, Cục quản lý Thực phẩm và Thuốc Hoa Kỳ (FDA) và Cơ quan bảo vệ môi trường (EPA) khuyến cáo phụ nữ đang mang thai, cho con bú hoặc có khả năng có thai nên tiêu thụ tối đa 3 phần cá một tuần. Hơn thế nữa, họ tin rằng, các chất gây ô nhiễm này có thể làm trầm trọng hơn nguy cơ phơi nhiễm bào thai với methyl thuỷ ngân. Tuy nhiên, vẫn còn chưa rõ lượng cá mà những phụ nữ sắp làm mẹ nên ăn, và loại cá nào mà họ nên tránh nhằm bảo vệ sự phát triển của con họ.
TS. BS. Leda Chatzi, của Đại học Crete, tại Hy Lạp, và các đồng tác giả tiến hành một nghiên cứu đoàn hệ lúc sinh quy mô lớn, đa trung tâm, dựa trên dân số nhằm khảo sát những mối quan hệ giữa việc tiêu thụ cá khi mang thai và sự phát triển cũng như cân nặng của trẻ. Họ phân tích dữ liệu từ 26.184 thai phụ và con họ ở Châu Âu và Hoa Kỳ, đồng thời theo dõi các trẻ tới khi trẻ được 6 tuổi. Các số liệu liên quan tới những ca sinh tại Bỉ, Pháp, Hy Lạp, Ireland, Ý, Hà Lan, Na Uy, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Massachusetts – Hoa Kỳ - từ năm 1996 đến năm 2011. Lượng cá nhập trung bình trong suốt thai kỳ thay đổi theo vùng địa lý, dao động từ 0,5 lần/tuần tại Bỉ cho tới 4,45 lần/tuần tại Tây Ban Nha. Tiêu thụ cá hơn 3 lần mỗi tuần được cho là lượng nhập cao, lượng nhập trung bình là hơn 1 lần/tuần nhưng không quá 3 lần, lượng nhập cá thấp là 1 lần/tuần hoặc ít hơn.
Từ khi sinh cho tới khi 2 tuổi, 8.215 trẻ (31%) tăng trưởng nhanh chóng. Khi trẻ 4 tuổi, 4.987 trẻ (19,4%) trở nên thừa cân hoặc béo phì và 3.476 trẻ (15,2%) thừa cân hoặc béo phì khi trẻ được 6 tuổi. Những trẻ có mẹ ăn cá nhiều hơn 3 lần 1 tuần trong suốt thai kỳ có các giá trị chỉ số khối cơ thể (BMI) cao hơn ở lứa tuổi 2, 4 và 6 tuổi, so sánh với những trẻ có mẹ ăn ít cá hơn. Việc tiêu thụ cá nhiều cũng có liên quan tới tăng trưởng nhanh hơn từ lúc sinh đến 2 tuổi và tỉ lệ thừa cân hoặc béo phì cao hơn khi trẻ được 4 và 6 tuổi, so sánh với việc mẹ tiêu thụ cá ít. Tuy nhiên, các tác giả cảnh báo rằng mối liên hệ này là chưa thể kết luận được. Thứ nhất là do các dữ liệu thích hợp không phân biệt giữa các loại cá, những phương pháp chế biến và nguồn gốc của cá là từ đâu, từ sông hay biển. Thông tin cũng thiếu về các mức độ của những chất gây ô nhiễm hữu cơ bền ở những vùng địa lý khác nhau.
Tuy vậy, họ phát biểu: “Việc nhiễm bẩn bởi các chất gây ô nhiễm môi trường ở cá có thể cung cấp một lời giải thích cho mối quan hệ quan sát được giữa lượng nhập cá nhiều trong thai kỳ với việc gia tăng tình trạng béo phì ở trẻ”. Các nhà nghiên cứu kết luận rằng những phát hiện của họ thống nhất với mức giới hạn lượng cá nhập cho thai kỳ được đề xuất bởi FDA Hoa Kỳ và EPA.
(Nguồn: medicalnewstoday 2/2016)
Từ khóa: béo phì
Các tin khác cùng chuyên mục:
Cá và thai kỳ: các tác dụng có lợi “đánh bại” nguy cơ phơi nhiễm thuỷ ngân - Ngày đăng: 04-07-2016
Quan hệ tình dục sau thai kỳ: Khi nào có thể bắt đầu trở lại? - Ngày đăng: 04-07-2016
Tập thể dục trong thai kì và nguy cơ sinh non - Ngày đăng: 30-06-2016
Khâu cổ tử cung cho phụ nữ mang song thai - Ngày đăng: 24-06-2016
Liệu pháp Testosterone có thể giúp cải thiện tình dục ở nam giới lớn tuổi - Ngày đăng: 08-06-2016
Sinh con sau tuổi 35: Thông tin và các yếu tố nguy cơ liên quan - Ngày đăng: 23-05-2016
Nghiên cứu cảnh báo về hậu quả bất lợi của việc giảm đau ngoài màng cứng lên trẻ sơ sinh - Ngày đăng: 16-05-2016
Những bữa ăn nhẹ kèm cá trong suốt thai kỳ gia tăng kích thước não bộ của trẻ - Ngày đăng: 16-05-2016
Điều trị kháng siêu vi càng sớm càng tốt đối với thai phụ bị cúm - Ngày đăng: 12-05-2016
Chlorhexidine tốt hơn iodine trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng sau mổ lấy thai - Ngày đăng: 12-05-2016
Sử dụng paracetamol trong thai kỳ có thể làm giảm khả năng sinh sản của thế hệ sau - Ngày đăng: 12-05-2016
Ăn sôcôla trong thai kỳ có thể có lợi cho sự phát triển bào thai - Ngày đăng: 12-05-2016
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK