Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Monday 17-10-2016 9:02am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế
Bs Lê Văn Khánh – BV Mỹ Đức
 
Lạc nội mạc tử cung (LNMTC) hiện diện ở 10 – 15% ở phụ nữ độ tuổi sinh sản và tỷ lệ này tăng lên khoảng 30 – 40% ở nhóm phụ nữ độ tuổi sinh sản có tình trạng hiếm muộn. Phụ nữ có tình trạng hiếm muộn thường có khả năng bị LNMTC cao gấp 6 – 8 lần phụ nữ có khả năng sinh sản bình thường. Sự ảnh hưởng của LNMTC lên khả năng sinh sản cũng đã được giải thích bởi nhiều cơ chế khác nhau tác động vào quá trình sinh sản, tuy nhiên ảnh hưởng của LNMTC đối với kết quả TTTON hiện vẫn chưa được làm rõ.
 
Một nghiên cứu hồi cứu vừa được đăng trên số tháng 9/2016 tạp chí BJOG nhằm đánh giá ảnh hưởng của LNMTC lên kết quả điều trị IVF ở nhóm phụ nữ đáp ứng buồng trứng kém (POR – Poor ovarian responde) ở những nhóm tuổi khác nhau và đánh giá liệu nhóm phụ nữ POR trẻ tuổi có kết quả điều trị IVF tốt hơn nhóm phụ nữ POR lớn tuổi hay không.
 
Đây là một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu phân tích từ kết quả điều trị của 495 phụ nữ dưới 35 tuổi và 543 phụ nữ từ trên 35 tuổi. Cả 2 nhóm này đều có tình trạng đáp ứng BT kém và  được thực hiện nội soi ổ bụng để chẩn đoán có tình trạng LNMTC hay không.
 
Tình trạng đáp ứng BT kém được định nghĩa theo tiêu chuẩn Bologna 2011. Còn tình trạng LNMTC được chia thành 3 nhóm: nhóm được NS ổ bụng chẩn đoán có tình trạng LNMTC tối thiểu – nhẹ (nhóm A); nhóm được NS ổ bụng chẩn đoán có tình trạng LNMTC trung bình – nặng; nhóm không có tình trạng LNMTC. (Phân độ theo tiêu chuẩn của ASRM)
 
Các phụ nữ thuộc mẫu nghiên cứu được điều trị TTTON và kết quả của đợt chuyển phôi tươi đầu tiên được đưa vào phân tích. Kết quả nghiên cứu cho thấy:
-          Đối với nhóm phụ nữ >= 35 tuổi đáp ứng BT kém (n=543), không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 3 nhóm về các tỷ lệ thai sinh sống, thai lâm sàng, sẩy thai, hay hủy chu kỳ điều trị. (Bảng 1)


 
-          Đối với nhóm phụ nữ <35 tuổi đáp ứng buồng trứng kém (n=495), tuy số trứng chọc hút được là tương đương nhau nhưng sau khi chuyển số phôi bằng nhau thì kết cục điều trị có sự khác biệt. Nhóm A có tỷ lệ thai lâm sàng cao hơn có ý nghĩa so với nhóm B và C (tỷ lệ lần lượt ở các nhóm A, B, C là 62.96%, 45.45% và 43.27%; P = 0.028), và tỷ lệ thai sinh sống cũng có xu hướng cao hơn ở nhóm A, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (40.74, 33.76 và 27.18%; P = 0.086). Tỷ lệ sẩy thai cũng như tỷ lệ hủy chu kỳ không có sự khác biệt ở các nhóm. (Bảng 2)


 
 
-          Tỷ lệ sẩy thai và tỷ lệ hủy chu kỳ cao hơn có ý nghĩa thống kê ở nhóm phụ nữ >=35 tuổi đáp ứng buồng trứng kém so với nhóm phụ nữ < 35 tuổi đáp ứng BT kém.
Kết quả của nghiên cứu cho thấy, có vẻ tuổi của người phụ nữ là yếu tố chính quyết định thành công của việc điều trị TTTON. Đồng thời, LNMTC không phải là yếu tố hằng định làm ảnh hưởng đến kết quả TTTON ở nhóm phụ nữ đáp ứng buồng trứng kém. Tuy nhiên, đây vẫn chỉ là một nghiên cứu hồi cứu, cỡ mẫu chưa đồng đều ở các nhóm và còn một số hạn chế khác nên vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu có thiết kế chặt chẽ hơn để chứng minh cho vấn đề này.
 
Nguồn: BJOG. 2016 Sep;123 Suppl 3:76-81.
doi: 10.1111/1471-0528.14018.
Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK