Tin tức
on Sunday 04-09-2016 8:00pm
Danh mục: Tin quốc tế
Bs CK1 Bùi Thị Phương Loan
Bệnh viện Mỹ Đức
Bệnh viện Mỹ Đức
Một nghiên cứu được đăng trên trang The Journal of the American Medical Association (JAMA) ngày 19/07/2016 cho thấy thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON) không làm tăng nguy cơ ung thư vú.
Tác giả Alexandra ở viện ung thư Amsterdam, Hà Lan đã thực hiện nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu (nghiên cứu OMEGA) ở nhóm phụ nữ điều trị TTTON để đánh giá nguy cơ lâu dài bị ung thư vú.
Nhóm gồm 19.158 phụ nữ điều trị TTTON từ năm 1983 – 1995 và 5950 phụ nữ hiếm muộn không điều trị TTTON (điều trị bằng phẫu thuật thông ống dẫn trứng, kích thích buồng trứng liều thấp, bơm tinh trùng, điều trị nội tiết tố) từ năm 1980 – 1995 từ 12 trung tâm TTTON ở Hà Lan, tuổi trung bình theo dõi là 53,8 ở nhóm TTTON và 55,3 ở nhóm không TTTON, thời gian theo dõi là 21,1 năm.
Tỉ lệ mắc ung thư vú ở 2 nhóm phụ nữ này được quan sát từ năm 1989 – 2013 tại trung tâm ung thư ở Hà Lan.
Tổng cộng có 839 phụ nữ bị ung thư vú xâm lấn: 619 trường hợp ở nhóm TTTON và 220 trường hợp ở nhóm không TTTON:
- Tỉ lệ ung thư vú ở 55 tuổi trong nhóm TTTON là 3,0% và 2,9% trong nhóm không điều trị TTTON.
- Nguy cơ ung thư vú khác biệt không có ý nghĩa ở nhóm TTTON so với nhóm không điều trị TTTON (hazard ratios - HR 1,0; 95% CI 0,86 – 1,19) và khác biệt không có ý nghĩa trong dân số chung (Standardized incidence ratios - SRI 1,01; 95% CI 0,93 – 1,09).
- Phụ nữ trải qua hơn 7 chu kì TTTON giảm có ý nghĩa nguy cơ ung thư vú so với nhóm chỉ 1 đến 2 chu kì (HR 0,55; 95% CI 0,39 – 0,77) và phụ nữ đáp ứng kém với chu kì đầu tiên giảm nguy cơ ung thư vú so với dân số nghiên cứu chung (HR 0,77; 95%CI 0,61 – 0,96).
- Phụ nữ có thai có nguy cơ cao hơn nhóm phụ nữ không có thai (HR 1,35; 95% CI 1,16 – 3,73)
- Phụ nữ con so lớn tuổi nguy cơ cao hơn so với phụ nữ nhỏ hơn 25 tuổi ((HR 1,73; 95% CI 1,30 – 2,30) cho nhóm từ 35 – 39 tuổi và (HR 2,52; 95% CI 1,71 – 3,73) cho nhóm hơn 40 tuổi).
Kết luận: Phụ nữ điều trị TTTON tại Hà Lan từ năm 1980 – 1995 không bị tăng nguy cơ ung thư vú sau khi theo dõi 21 năm so với nhóm hiếm muộn không điều trị TTTON, và cũng không tăng nguy cơ so với dân số chung.
Nghiên cứu này được thực hiện từ những năm 1983 – 1995, phác đồ kích thích buồng trứng để TTTON có thể khác hơn so với thời điểm hiện nay, tuy nhiên, quy mô của nghiên cứu này là một trong những thế mạnh để khẳng định kết luận này. Và chỉ có 14% dân số của nghiên cứu này đã đạt 60 tuổi, do đó cần theo dõi để đánh giá thêm nguy cơ ung thư vú sau mãn kinh ở nhóm bệnh nhân này.
Nguồn: Alexandra W. Ovarian Stimulation for In Vitro Fertilization and Long-term Risk of Breast Cancer, JAMA. July 19, 2016;316(3):300-312
Tác giả Alexandra ở viện ung thư Amsterdam, Hà Lan đã thực hiện nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu (nghiên cứu OMEGA) ở nhóm phụ nữ điều trị TTTON để đánh giá nguy cơ lâu dài bị ung thư vú.
Nhóm gồm 19.158 phụ nữ điều trị TTTON từ năm 1983 – 1995 và 5950 phụ nữ hiếm muộn không điều trị TTTON (điều trị bằng phẫu thuật thông ống dẫn trứng, kích thích buồng trứng liều thấp, bơm tinh trùng, điều trị nội tiết tố) từ năm 1980 – 1995 từ 12 trung tâm TTTON ở Hà Lan, tuổi trung bình theo dõi là 53,8 ở nhóm TTTON và 55,3 ở nhóm không TTTON, thời gian theo dõi là 21,1 năm.
Tỉ lệ mắc ung thư vú ở 2 nhóm phụ nữ này được quan sát từ năm 1989 – 2013 tại trung tâm ung thư ở Hà Lan.
Tổng cộng có 839 phụ nữ bị ung thư vú xâm lấn: 619 trường hợp ở nhóm TTTON và 220 trường hợp ở nhóm không TTTON:
- Tỉ lệ ung thư vú ở 55 tuổi trong nhóm TTTON là 3,0% và 2,9% trong nhóm không điều trị TTTON.
- Nguy cơ ung thư vú khác biệt không có ý nghĩa ở nhóm TTTON so với nhóm không điều trị TTTON (hazard ratios - HR 1,0; 95% CI 0,86 – 1,19) và khác biệt không có ý nghĩa trong dân số chung (Standardized incidence ratios - SRI 1,01; 95% CI 0,93 – 1,09).
- Phụ nữ trải qua hơn 7 chu kì TTTON giảm có ý nghĩa nguy cơ ung thư vú so với nhóm chỉ 1 đến 2 chu kì (HR 0,55; 95% CI 0,39 – 0,77) và phụ nữ đáp ứng kém với chu kì đầu tiên giảm nguy cơ ung thư vú so với dân số nghiên cứu chung (HR 0,77; 95%CI 0,61 – 0,96).
- Phụ nữ có thai có nguy cơ cao hơn nhóm phụ nữ không có thai (HR 1,35; 95% CI 1,16 – 3,73)
- Phụ nữ con so lớn tuổi nguy cơ cao hơn so với phụ nữ nhỏ hơn 25 tuổi ((HR 1,73; 95% CI 1,30 – 2,30) cho nhóm từ 35 – 39 tuổi và (HR 2,52; 95% CI 1,71 – 3,73) cho nhóm hơn 40 tuổi).
Kết luận: Phụ nữ điều trị TTTON tại Hà Lan từ năm 1980 – 1995 không bị tăng nguy cơ ung thư vú sau khi theo dõi 21 năm so với nhóm hiếm muộn không điều trị TTTON, và cũng không tăng nguy cơ so với dân số chung.
Nghiên cứu này được thực hiện từ những năm 1983 – 1995, phác đồ kích thích buồng trứng để TTTON có thể khác hơn so với thời điểm hiện nay, tuy nhiên, quy mô của nghiên cứu này là một trong những thế mạnh để khẳng định kết luận này. Và chỉ có 14% dân số của nghiên cứu này đã đạt 60 tuổi, do đó cần theo dõi để đánh giá thêm nguy cơ ung thư vú sau mãn kinh ở nhóm bệnh nhân này.
Nguồn: Alexandra W. Ovarian Stimulation for In Vitro Fertilization and Long-term Risk of Breast Cancer, JAMA. July 19, 2016;316(3):300-312
Các tin khác cùng chuyên mục:
Ảnh hưởng của lối sống đến tỷ lệ mắc suyễn ở trẻ em, những phát hiện đầy thú vị - Ngày đăng: 24-08-2016
Sữa mẹ có liên quan với việc phát triển não sớm có ý nghĩa ở trẻ sinh non - Ngày đăng: 08-08-2016
Các kết cục xấu cho bà mẹ và thai nhi liên quan tới chế độ ăn nhiều fructose trong thai kỳ - Ngày đăng: 08-08-2016
Chế độ ăn khoẻ mạnh có thể làm giảm nguy cơ tăng huyết áp cho những phụ nữ mắc đái tháo đường thai kỳ - Ngày đăng: 08-08-2016
Việc tiêm chủng cúm trong thai kỳ bảo vệ trẻ nhũ nhi trong giai đoạn sớm của cuộc đời - Ngày đăng: 08-08-2016
Liệu những chất tạo ngọt nhân tạo trong thai kỳ có làm tăng chỉ số khối cơ thể (BMI) ở trẻ nhũ nhi hay không? - Ngày đăng: 08-08-2016
Bố béo phì ảnh hưởng đến tinh trùng và gia tăng nguy cơ ung thư vú cho con gái - Ngày đăng: 06-08-2016
Lupus làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung ở phụ nữ - Ngày đăng: 01-08-2016
Tính an toàn của vaccine Human Papillomavirus (HPV) - Ngày đăng: 18-07-2016
Nghiên cứu củng cố thêm chứng cứ cho mối liên quan giữa tự kỷ và béo phì – đái tháo đường của bà mẹ - Ngày đăng: 04-07-2016
Liệu việc ăn cá trong thai kỳ có dẫn đến béo phì cho trẻ? - Ngày đăng: 04-07-2016
Cá và thai kỳ: các tác dụng có lợi “đánh bại” nguy cơ phơi nhiễm thuỷ ngân - Ngày đăng: 04-07-2016
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK