Tin tức
on Wednesday 18-01-2017 9:20am
Danh mục: Tin quốc tế
ThS. BS. Lê Phạm Thu Hà
Bộ môn Nhi ĐHYD TP.HCM
Khoảng 35% những bà mẹ đang mang thai có thể có nguy cơ mắc các biến chứng của thai kỳ - ví dụ như sẩy thai hoặc sinh non – do thiếu sắt. Đây là kết luận của một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí “ European Journal of Endocrinology”.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng khoảng 10% thai phụ với thiếu sắt
mắc các bệnh lý về tuyến giáp.
Thiếu sắt là một dạng phổ biến của thiếu máu, xuất hiện khi cơ thể không có đủ sắt – một khoáng chất hiện diện trong vô số loại thức ăn, bao gồm thịt bò, các loại đậu, hạt, ngũ cốc nguyên hạt và các loại trái cây sấy khô.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hơn 30% dân số chung mắc thiếu máu, với phần lớn các trường hợp là do thiếu sắt. Đối với nhóm người lớn từ 19 đến 50 tuổi, Viện Sức khoẻ Quốc gia (National Institutes of Health – NIH) khuyến cáo một lượng sắt nhập hằng ngày vào khoảng 8mg đối với đàn ông và 18mg đối với phụ nữ, và gia tăng đến 27mg trong thai kỳ. Khi thiếu sắt, cơ thể sẽ sản xuất không đầy đủ hemoglobin – một protein trong các tế bào hồng cầu có khả năng đem oxy từ hai lá phổi đến các mô trong cơ thể. Điều này có thể dẫn tới sự mệt mỏi và thiếu năng lượng, thở hụt hơi, đau ngực, đánh trống ngực và nước da tái. Theo tác giả chính của nghiên cứu, TS. Kris Poppe – trưởng Phòng khám Nội tiết tại Bệnh viện Đại học Saint – Pierre ở Brussels, Bỉ - thiếu sắt có thể đặc biệt có hại cho những phụ nữ đang mang thai và con của họ; thai phụ cần nhiều sắt hơn trong thai kỳ nhằm tạo thêm nhiều tế bào máu hơn nữa cần thiết cho sự phát triển của bào thai và bánh nhau. Sắt cũng đồng thời trợ giúp cho chức năng của một protein được gọi là thyroid peroxidase (TPO), protein này rất cần thiết cho sự sản xuất ra hormone tuyến giáp. Thai phụ cần sản xuất ra đầy đủ hormone tuyến giáp để não bộ của trẻ phát triển một cách đầy đủ. Điều này đặc biệt quan trọng trong tam cá nguyệt đầu của thai kỳ, khi mà thai nhi chưa có khả năng phát triển tuyến giáp của chính chúng.
Để tiến hành nghiên cứu, TS. Poppe và các cộng sự lên kế hoạch khảo sát mức độ thiếu sắt trong thai kỳ và ảnh hưởng có thể của việc thiếu sắt lên sự phát triển của các bệnh lý tuyến giáp. Để tìm ra các phát hiện của mình, các nhà nghiên cứu theo dõi 1.900 phụ nữ trong suốt tam cá nguyệt đầu tiên của thai kỳ. Nhóm nghiên cứu đo đạc nồng độ trong máu của những người tham gia về protein ferritin (một chỉ dấu của nồng độ sắt), nồng độ của các tự kháng thể chống lại TPO (một chỉ dấu của bệnh lý tự miễn tuyến giáp, xảy ra khi hệ miễn dịch tấn công lầm các tế bào giáp khoẻ mạnh), nồng độ của hormone tuyến giáp thyroxine tự do (FT4) và nồng độ hormone kích thích tuyến giáp (TSH).
Các nhà nghiên cứu tìm thấy rằng 35% những bà mẹ đang mang thai có thiếu sắt, trong đó 10% có bệnh lý tự miễn tuyến giáp. Trong số những thai phụ không có thiếu sắt, 6% có bệnh lý tự miễn tuyến giáp. Hơn thế nữa, các kết quả đo đạc nồng độ TSH cho thấy 20% các thai phụ với thiếu sắt có suy giáp dưới lâm sàng, xảy ra khi nồng độ TSH tăng nhẹ, so sánh với 16% những người không thiếu sắt. Nhóm nghiên cứu cho biết rằng các kết quả vẫn còn tồn tại sau khi đã hiệu chỉnh tuổi và chỉ số khối cơ thể (BMI) của các bà mẹ. Các nhà nghiên cứu phát biểu rằng những phát hiện của họ cho thấy thiếu sắt vẫn còn là một vấn đề quan trọng, và họ gợi ý nên tập trung nhiều hơn nữa tới việc xác định và giải quyết thiếu sắt trong thai kỳ. TS. Poppe khuyên những phụ nữ đang mang thai quan tâm tới các nguy cơ liên quan tới thiếu sắt như sau: “Nên kiểm tra nồng độ sắt trước khi mang thai và nên ưu tiên tới việc gia tăng lượng nhập những loại thực phẩm giàu sắt. Tuỳ vào vùng địa lý, thành phố hoặc nông thôn nơi mà thai phụ sinh sống, có thể khuyến khích việc bắt đầu sử dụng những sản phẩm đa sinh tố (có chứa sắt) trước khi mang thai”.
Các nhà nghiên cứu hiện tại dự định khảo sát xem liệu việc thiếu sắt và/hoặc bệnh lý tự miễn tuyến giáp trong thai phụ có ảnh hưởng tới các kết cục của thai kỳ hay không. Nhóm cũng đồng thời muốn thiết lập mối quan hệ nhân – quả: liệu việc thiếu sắt có làm khởi phát bệnh lý tự miễn tuyến giáp, hay bệnh lý tự miễn tuyến giáp dẫn tới thiếu sắt? Nhóm lưu ý rằng hầu như các nghiên cứu trước đây đều nghiêng về ý kiến rằng chính việc thiếu sắt làm khởi phát bệnh lý tự miễn tuyến giáp.
(Nguồn: medicalnewstoday 7/2016)
Các tin khác cùng chuyên mục:
Việc cho con bú mẹ ảnh hưởng tới chuyển hoá của bà mẹ và bảo vệ họ khỏi đái tháo đường cho tới 15 năm sau khi sinh con. - Ngày đăng: 18-01-2017
Tập thể dục trong thai kỳ “tốt cho cả bà mẹ và trẻ” - Ngày đăng: 18-01-2017
Có thai sớm sau khi chấm dứt thai kỳ có thể tăng nguy cơ sinh non - Ngày đăng: 16-01-2017
Liệu việc bổ sung vitamin cho thai phụ là một lãng phí tiền bạc? - Ngày đăng: 04-01-2017
Tiền tăng huyết áp trong thai kỳ có thể dẫn tới các nguy cơ về tim mạch - Ngày đăng: 04-01-2017
Thuốc ngừa thai dạng uống “không có khả năng” gây ra các dị tật lúc sinh - Ngày đăng: 04-01-2017
Chỉ tầm soát một mình tật đầu nhỏ không giúp phát hiện tất cả trường hợp nhiễm Zika virus ở trẻ sơ sinh. - Ngày đăng: 04-01-2017
Những trẻ sinh non, nhẹ cân có sức khoẻ và sự giàu có ít hơn về sau trong cuộc đời - Ngày đăng: 04-01-2017
Việc tiêu thụ trái cây trước khi sinh thúc đẩy sự phát triển nhận thức của trẻ - Ngày đăng: 06-02-2017
Estrogen-progestins và progestins trong xử trí lạc nội mạc tử cung - Ngày đăng: 27-12-2016
Tập thể dục có thể giúp cải thiện chức năng cương - Ngày đăng: 18-11-2016
Vô sinh nam có thể liên quan đến virus Zika - Ngày đăng: 16-11-2016
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK