Tin tức
on Wednesday 18-01-2017 9:14am
Danh mục: Tin quốc tế
ThS. BS. Lê Phạm Thu Hà
Bộ môn Nhi ĐHYD TP.HCM
Theo quan điểm truyền thống, phụ nữ nên tránh tập thể dục trong thai kỳ do nguy cơ sinh non. Tuy nhiên, các quan điểm này hiện nay đã thay đổi. Gần đây, một nghiên cứu mới tổng kết và phân tích các chứng cứ, khẳng định điều mà rất nhiều nghiên cứu đã tìm thấy – tập thể dục trong thai kỳ là an toàn và có thể mang lợi cho cả bà mẹ và trẻ.
Các nhà nghiên cứu cho rằng các phân tích của họ càng củng cố thêm quan điểm rằng tập thể dục là tốt cho một thai phụ và con của cô ấy, đồng thời không làm gia tăng bất cứ nguy cơ sinh non nào.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí “American Journal of Obstetrics & Gynecology”. Tác giả nghiên cứu, Vincenzo Berghella, Giáo sư (GS) của Đại học Thomas Jefferson tại Philadelphia, Pennsylvania, Hoa Kỳ, đồng thời là Giám đốc Khoa Y học Bà mẹ - Thai nhi của trường, phát biểu: “Mọi người đều nghĩ rằng việc tập thể dục làm phóng thích ra norepinephrine trong cơ thể, một chất có thể kích thích co cơ tử cung, từ đó dẫn tới sinh non”. GS cùng các cộng sự đã tổng hợp và phân tích dữ liệu từ 9 nghiên cứu ngẫu nhiên có nhóm chứng. Tổng cộng lại, phân tích bao gồm 2.059 phụ nữ với khoảng một nửa được phân vào nhóm tập thể dục aerobic và một nửa được phân vào nhóm chứng. Những phụ nữ trong nhóm tập thể dục thực hiện các bài tập aerobic trong vòng 35 đến 90 phút, 3 hoặc 4 lần mỗi tuần trong 10 tuần – hoặc cho tới khi họ sinh con. Nhóm chứng không tập bất cứ bài tập thể dục nào.
Các kết quả cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê nào giữa nhóm tập thể dục và nhóm chứng về tỉ lệ sinh non (trước tuần thứ 37 của thai kỳ). Tuy nhiên, tỉ lệ sinh con qua ngả âm đạo cao hơn (73,6% so với 67,5%) và tỉ lệ sinh mổ lấy thai thấp hơn có ý nghĩa thống kê (17,9% so với 22%) ở nhóm tập thể dục so với nhóm chứng. Đồng thời, các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy một tỉ lệ mới mắc thấp hơn của đái tháo đường thai kỳ và tăng huyết áp ở nhóm tập thể dục so với nhóm chứng. Trên nhóm trẻ, các nhà nghiên cứu không tìm thấy bất cứ sự khác biệt nào về cân nặng lúc sinh thấp và cân nặng lúc sinh trung bình giữa nhóm có tập thể dục và nhóm chứng. Tất cả các thai phụ trong phân tích đều mang thai đơn - không mang song thai – và đều có cân nặng bình thường lúc bắt đầu mang thai. Cũng không tồn tại bất kỳ vấn đề sức khoẻ nào ngăn cản họ không tập thể dục.
GS. Berghella cho rằng các kết quả ủng hộ cho các hướng dẫn điều trị hiện nay từ Hội Sản Phụ khoa Hoa Kỳ (American Congress of Obstetricians and Gynecologists – ACOG), theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống bệnh tật Hoa Kỳ (Centers for Disease Control and Prevention – CDC) khuyến cáo rằng thai phụ nên thực hiện hoạt động aerobic với cường độ trung bình ít nhất 150 phút mỗi tuần. Tuy nhiên, GS. cũng thừa nhận rằng “có rất nhiều lý do khiến phụ nữ từ bỏ tập thể dục trong thai kỳ - do bất tiện, gia tăng sự mệt mỏi và cảm giác mệt đứt hơi dù chỉ gắng sức mức độ thấp”.
Tập luyện aerobic là hoạt động di chuyển phần lớn cơ của cơ thể - ví dụ như các cơ cẳng chân và cánh tay – theo một nhịp điệu (giống như bơi hoặc đi bộ). Cường độ trung bình nghĩa là các bài tập luyện làm tăng nhịp tim và cơ thể bắt đầu đổ mồ hôi – “bạn có thể nói chuyện nhưng bạn không thể hát” là một cách hữu ích để hình dung ra cường độ này. Các ví dụ của hoạt động aerobic cường độ trung bình bao gồm bơi lội, đi bộ nhanh và việc làm vườn nói chung (như cào đất, nhổ cỏ hoặc đào đất).
Tuy nhiên, các hướng dẫn điều trị của ACOG cũng khuyến cáo rằng ngay cả khi khoẻ mạnh, các thai phụ nên kiểm tra với bác sỹ hoặc thành viên nhóm chăm sóc sức khoẻ trong suốt những lần thăm khám ở giai đoạn sớm của thai kỳ và nhận lời khuyên từ họ về những loại hình tập thể dục nào là an toàn và hợp với nhu cầu của mình.
Một người bình thường tập thể dục có thể đạt được 150 phút một tuần bằng việc thực hiện các bài aerobic 30 phút trong 5 ngày của tuần. Điều này cũng có hiệu quả ngang với các hoạt động gắng sức với cường độ tương tự trong 10 phút 2 hoặc 3 lần mỗi ngày.
“Nghiên cứu này củng cố thêm rằng việc tập thể dục là tốt cho bà mẹ và trẻ, đồng thời không làm gia tăng bất cứ nguy cơ nào của sinh non” – GS. Vincenzo Berghella kết luận.
(Nguồn: medicalnewstoday 7/2016)
Các tin khác cùng chuyên mục:
Có thai sớm sau khi chấm dứt thai kỳ có thể tăng nguy cơ sinh non - Ngày đăng: 16-01-2017
Liệu việc bổ sung vitamin cho thai phụ là một lãng phí tiền bạc? - Ngày đăng: 04-01-2017
Tiền tăng huyết áp trong thai kỳ có thể dẫn tới các nguy cơ về tim mạch - Ngày đăng: 04-01-2017
Thuốc ngừa thai dạng uống “không có khả năng” gây ra các dị tật lúc sinh - Ngày đăng: 04-01-2017
Chỉ tầm soát một mình tật đầu nhỏ không giúp phát hiện tất cả trường hợp nhiễm Zika virus ở trẻ sơ sinh. - Ngày đăng: 04-01-2017
Những trẻ sinh non, nhẹ cân có sức khoẻ và sự giàu có ít hơn về sau trong cuộc đời - Ngày đăng: 04-01-2017
Việc tiêu thụ trái cây trước khi sinh thúc đẩy sự phát triển nhận thức của trẻ - Ngày đăng: 06-02-2017
Estrogen-progestins và progestins trong xử trí lạc nội mạc tử cung - Ngày đăng: 27-12-2016
Tập thể dục có thể giúp cải thiện chức năng cương - Ngày đăng: 18-11-2016
Vô sinh nam có thể liên quan đến virus Zika - Ngày đăng: 16-11-2016
Vitamin D liên quan đến giảm triệu chứng rối loạn của hội chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) - Ngày đăng: 11-11-2016
Mô tả hội chứng Zika bẩm sinh trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh hoa kỳ công bố - Ngày đăng: 07-11-2016
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK