Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Friday 20-01-2017 4:55pm
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế

BS Võ Thị Minh Thư
 


"Bổ sung n-3 chuỗi dài axit béo không bão hòa (LCPUFA) trong ba tháng cuối của thai kỳ làm giảm nguy cơ tuyệt đối khoảng 7% của thở khò khè dai dẳng hoặc hen suyễn và nhiễm trùng đường hô hấp dưới," các nhà nghiên cứu Đan mạch cho biết.

Nguy cơ thở khò khè dai dẳng hoặc hen suyễn là 16,9% (nhóm điều trị) và 23,7% (nhóm chứng), tương ứng tỷ lệ giảm tương đối là 30,7% ([HR] 0,69; 95%[CI] 0.49- 0,97; p = 0,035).

Hiệu quả này được thấy rõ hơn ở những trẻ có mẹ có nồng độ axit preintervention eicosapentaenoic (EPA) và axit docosahexaenoic (DHA) trong máu thấp, trong đó nguy cơ thở khò khè dai dẳng hoặc hen suyễn là 17,5% (nhóm điều trị) và 34,1% (nhóm chứng), tương ứng với tỷ lệ giảm tương đối là 54,1% (HR 0,46; 95% CI; 0,25-0,83; p = 0,011).

Bổ sung n-3 LCPUFA cũng có liên quan với giảm nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp dưới trong 3 năm đầu tiên và lên đến 5 năm (31,7% so với 39,1%; HR 0,75; 95% CI; 0,58-0,98; p = 0,033). Tuy nhiên, chưa thấy sự liên quan đáng kể giữa việc bổ sung dầu cá và viêm da do cơ địa (eczema), đợt cấp hen suyễn hay nhạy cảm dị ứng.

Đây là một thử nghiệm mù đôi, ngẫu nhiên có đối chứng với giả dược được thực hiện trên 736 phụ nữ mang thai ở tuổi thai 24 tuần, nhận 2,4g n-3 LCPUFAs (dầu cá) hoặc giả dược (dầu ô liu) mỗi ngày giữa tháng 11/2008 và tháng 11/2010. Bổ sung tiếp tục cho đến 1 tuần sau sinh.
 
Có 695 trẻ sinh ra từ những phụ nữ này đã được đưa vào nhóm COPSAC2010 (Copenhagen Prospective Studies on Asthma in Childhood 2010 – Các nghiên cứu tiến cứu Copenhagen về hen suyễn ở trẻ nhỏ năm 2010), trong đó có 95,5% (n = 664) và 93,1% (n = 647) trẻ được tiếp tục theo dõi đến 3 năm và 5 năm. Trong số này, 136 (19,6%) trẻ được chẩn đoán bị thở khò khè dai dẳng hoặc hen suyễn.
 
Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh việc sử dụng n-3 LCPUFA nhiều hơn trong dân số Đan mạch so với dân số toàn cầu (khoảng 80% có mức độ tiêu thụ <250 mg DHA và EPA mỗi ngày). “[Mức độ này] thấp hơn 321 mg mỗi ngày, là mức mà các nhà nghiên cứu quan sát thấy hiệu quả điều trị cao nhất trong thử nghiệm.”

Do hạn chế của dữ liệu, các nhà nghiên cứu đề nghị tiếp tục tiến hành các nghiên cứu để xác định ảnh hưởng trong quần thể khác.
 
Nguồn: Fish oil supplementation during pregnancy may lower risk of childhood asthma
http://specialty.mims.com/topic/fish-oil-supplementation-during-pregnancy-may-lower-risk-of-childhood-asthma?channel=multi-specialty&topicgrouper=news&country=vietnam
 
Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK