Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Sunday 31-03-2013 4:51am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế

hinh20 Một nghiên cứu cho thấy tiền căn phá thai không còn là yếu tố nguy cơ sanh non cho lần mang thai tiếp theo, và điều này có thể thay đổi những hướng dẫn về việc tư vấn cho bệnh nhân.

 


Tại Hội nghị Thai kỳ - hội nghị thường niên của hội y học thai và bà mẹ, Clare Oliver-Williams, người đứng đầu một nghiên cứu đoàn hệ trên 416.301 phụ nữ sanh con so đơn thai ở Scottland từ 1992 đến 2008, báo cáo rằng những phụ nữ có tiền căn phá thai trước đó có sự gia tăng đáng kể tỉ lệ sanh non nguyên phát, khoảng 12%.

Tuy nhiên, những phân tích phân tầng theo thời gian chỉ ra rằng mối liên quan này giảm dần theo thời gian và biến mất khoảng từ năm 2000.

Xu hướng này cũng trùng hợp với những thay đổi trong thực hành phá thai nhằm ít gây tổn thương cho cổ tử cung hơn: giảm đáng kể đến hầu như không còn phá thai thủ thuật và tăng phá thai nội khoa.

Trong một cuộc phỏng vấn, bà Oliver-Williams cho rằng mất sự tương quan giữa phá thai và nguy cơ sanh non là vì sự thay đổi trong thực hành lâm sàng: không còn thực hiện phẫu thuật mà không có sự chuẩn bị cổ tử cung.

Nếu người phụ nữ chọn phương pháp phá thai và sẽ có ý định có thai thì điều này sẽ làm họ an tâm. Và những phát hiện này sẽ có liên quan mật thiết đến việc tư vấn trước khi phá thai.

Hướng dẫn hiện tại ở Anh quốc khuyến cáo rằng phụ nữ cần được tư vấn trước thủ thuật về tăng nguy cơ sanh non, bà cho rằng điều này có thể không thích hợp nữa vì ngày nay hầu như phá thai được thực hiện bằng phương pháp nội khoa còn thủ thuật thì có sự chuẩn bị cổ tử cung.

Bà Oliver- Williams, một ứng cử viên tiến sĩ khoa y tế công cộng và chăm sóc sức khỏe ban đầu thuộc đại học Cambridge cho rằng chuẩn bị cổ tử cung ở Anh thường dùng prostaglandin, khác với những quốc gia khác. “Nhưng điều này hợp lý để các nước khác cũng tránh tổn thương cổ tử cung khi thực hiện thủ thuật. Giả thuyết rằng giãn nở cơ học đã làm tổn thương cổ tử cung và dẫn đến sanh non tự nhiên trong thai kì tới, vì vậy, một cách thận trọng tôi cho rằng sự liên quan sẽ còn tồn tại ở những nước phá thai thủ thuật mà không chuẩn bị cổ tử cung”.

Phụ nữ sanh con so được chọn phân tích một phần vì ít yếu tố phức tạp hơn như liên quan thời gian phá thai đến khi sanh, nhưng phát hiện này cũng tương tự ở nhóm con rạ.

Các kết quả chính cho thấy phụ nữ có tiền căn phá thai gia tăng đáng kể nguy cơ sanh non nguyên phát sau khi xem xét các yếu tố khác (OR 1,12).

Có mối quan hệ liều lượng – đáp ứng giữa số lần nạo phá thai và nguy cơ sinh non. Những phụ nữ đã có một, hai đến ba lần phá thai trước đây làm tăng nguy cơ sinh non nguyên phát lên 7%, 24% và 37% (p<0,001).

Trong phân tích phân tầng theo thời gian, những phụ nữ sinh con trong thời gian 1992 -1995 và thời gian 1996-1999 có tỷ lệ sanh non cao hơn, nhưng về sau thì không.

Trong cùng thời gian nghiên cứu, tỷ lệ các vụ phá thai bằng thủ thuật mà không có chuẩn bị cổ tử cung trước đó giảm mạnh (từ 31% xuống còn dưới 1%) và tỷ lệ phá thai nội khoa tăng mạnh (từ 18% lên 68%).

Ngoài ra, nghiên cứu còn cho thấy tiền căn phá thai đã không còn liên quan với sự gia tăng nguy cơ các kết cục bất lợi khác như thai lưu, thai chết trong chuyển dạ, tử vong sơ sinh, thai nhỏ hơn tuổi thai, sinh non do bất kì lý do nào, hoặc sinh non do tiền sản giật.

Nguồn: Ob.Gyn. News Digital Network

Người dịch : BS Chế Thị Trà My

Từ khóa:
Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK