Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Tuesday 29-01-2013 3:08am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế

images_09 Đã có nhiều báo cáo sơ bộ về những thuận lợi và bất lợi của cả 2 phương pháp điều trị bằng thuốc và bằng thảo dược cho những người phụ nữ mắc các triệu chứng hậu mãn kinh. Thời kỳ mãn kinh được định nghĩa là thời gian sau khi người phụ nữ chấm dứt chu kỳ kinh nguyệt (12 tháng sau lần hành kinh cuối cùng). Đây là giai đoạn biểu hiện thiếu hụt estrogen và dẫn đến tăng các triệu chứng vận mạch (bốc hỏa), các triệu chứng tiết niệu, sinh dục (khô âm đạo, giảm chức năng tình dục, nhiễm trùng đường niệu thường xuyên, tiểu không kiểm soát), và các triệu chứng cơ xương khớp (đau nhức khớp) cũng như rối loạn tâm lý và giấc ngủ.

Một trong những triệu chứng thường gặp của thời kỳ mãn kinh là bốc hỏa, khoảng 2 phần 3 những người phụ nữ sau mãn kinh có triệu chứng này, và 20% những người phụ nữ có thể mắc triệu chứng này trong 15 năm.

Thiếu hụt estrogen có thể dẫn đến một số bệnh ảnh hưởng sức khỏe lâu dài như bệnh tim mạch và loãng xương. Trong khi dược phẩm có thể điều trị triệu chứng này thì một số phương pháp điều trị không dùng thuốc cũng khả dụng.

Liệu pháp hormon thay thế (HRT) là một phương pháp điều trị hiệu quả nhất cho triệu chứng bốc hỏa, cải thiện được triệu chứng này ở 80 - 90% phụ nữ, báo cáo cho biết. Tuy nhiên, tác giả cũng lưu ý rằng có một số nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe khi sử dụng HRT, như liên quan đến ung thư vú, tắc mạch, đột quỵ, và các vấn đề về tim mạch.

Tác giả cho biết, dựa vào những rủi ro có thể xảy ra, việc lựa chọn những phương pháp điều trị khác có thể có hiệu quả tương đương, như thay đổi hành vi và sử dụng các loại thảo dược cũng như dược phẩm chức năng nên được xem xét.

Các báo cáo cho thấy rằng khoảng 50 – 75% những người phụ nữ sau mãn kinh sử dụng phương pháp dùng thảo dược để điều trị triệu chứng bốc hỏa, và những phương pháp khác như sử dụng chế phẩm từ đậu nành, cỏ 3 lá đỏ và cây thiên ma.

Đậu nành là một loại thực vật phổ biến nhất có nhiều estrogen, được tìm thấy từ tự nhiên trong thực phẩm và các loại dược phẩm chức năng. Những nghiên cứu trước đây đã cho thấy rằng đậu nành làm giảm 20 – 55% triệu chứng bốc hỏa. Cỏ 3 lá màu đỏ, một loại cây họ đậu cũng chứa nhiều estrogen, và cây thiên ma ở miền đông nước Mỹ và Canada, cũng đã được chứng minh là giúp giảm triệu chứng sau mãn kinh cho người phụ nữ.

Tác giả của báo cáo này xác nhận rằng những phương pháp điều trị bằng thảo dược không gây ra các tác dụng phụ đáng kể nếu những người phụ nữ sử dụng một thời gian dài không có tiền sử ung thư vú, không có nguy cơ cao ung thư vú, và không đang sử dụng tamoxifen. Tuy nhiên, báo cáo cũng lưu ý rằng những loại thuốc thảo dược không có ở nhiều nước, và vì vậy thành phần các sản phẩm có thể thay đổi khác nhau.

Iris Tong, Giám đốc của Đơn vị chăm sóc sức khỏe ban đầu cho phụ nữ của ngành, thuộc trường Y khoa Warren Alpert của Đại học Brown, Rhode Island, và là tác giả của bài báo cáo cho biết:

"Có đến 75% phụ nữ sử dụng các loại thảo dược và dược phẩm chức năng để điều trị các triệu chứng sau mãn kinh. Vì vậy, những người làm công tác chăm sóc sức khỏe phụ nữ cần chú ý hơn việc giúp họ nhận thức đúng và truyền đạt những thông tin về các liệu pháp không dùng thuốc dành cho phụ nữ có triệu chứng hậu mãn kinh và những người đang muốn tìm hiểu về biện pháp thay thế HRT. "

Tổng biên tập của TOG, Jason Waugh nói:

"Triệu chứng sau mãn kinh có thể rất khó chịu và việc xem xét những ưu điểm và hạn chế của các phương pháp điều trị không dùng thuốc cũng như những loại dược phẩm là thật sự quan trọng. Đơn giản việc thay đổi hành vi cũng có thể làm thay đổi các triệu chứng hậu mãn kinh, bao gồm việc giữ nhiệt độ phòng mát mẻ, mặc quần áo thoáng mát, thư giãn và ngừng hút thuốc lá."

Nguồn: http://www.sciencedaily.com/releases/2013/01/130110212332.htm

Bs. Nguyễn Thị Nhã Đan

Từ khóa:
Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK