Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Wednesday 16-01-2013 7:12am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế

images_1 Sự lo ngại viêm vùng chậu là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến trì hoãn hoặc không dùng dụng cụ tử cung (DCTC) để tránh thai, mặc dù đây là một trong những biện pháp hiệu quả nhất. Tuy nhiên, những nhà nghiên cứu gần đây cho biết: nguy cơ viêm vùng chậu sau đặt DCTC do nhiễm trùng không triệu chứng với Neisseria gonorrhea (lậu) và Chlamydia trachomatis là dưới 5% sau 2 tuần. Đại học Sản Phụ khoa Hoa Kỳ (The American College of Obstetricians and Gynecologists) không đồng thuận với việc tầm soát thường quy lậu và Chlamydia trước khi đặt DCTC. Trong khi đó, các nhà lâm sàng cảm thấy rằng việc tầm soát này nên được chỉ định và có thể được thực hiện cùng ngày với đặt DCTC.

Tuy nhiên, từ trước đến nay, chiến lược này chỉ được thực hiện trên một vài nghiên cứu với số lượng bệnh nhân giới hạn. Nghiên cứu gần đây của Sufrin và cộng sự đánh giá độ an toàn của phác đồ không tầm soát trước khi đặt DCTC, với một đoàn hệ hơn 57.000 phụ nữ.

Những phụ nữ được đặt DCTC có nguy cơ thấp bị viêm vùng chậu dù họ có được tầm soát chlamydia và lậu trước khi đặt hay không, theo kết quả của một nghiên cứu vừa được đăng trên tạp chí Obstetrics & Gynecology trên gần 60.000 phụ nữ.

Tiến sĩ Carolyn Sufrin, công tác tại khoa phụ sản và khoa học sinh sản đại học California, San Francisco và cộng sự tuyên bố các phát hiện của họ một lần nữa khẳng định với các nhà lâm sàng rằng việc đặt DCTC không có liên quan với bệnh lý viêm vùng chậu.

Họ chỉ ra rằng DCTC là một trong những biện pháp ngừa thai hiệu quả nhất và dễ dung nạp ở nữ giới. “Tuy nhiên việc sử dụng chúng ở Hoa Kỳ vẫn còn hạn chế, phần lớn là do kết quả của việc nhận thức sai lầm rằng DCTC gây nên viêm vùng chậu.”

Với sự lo lắng đó, nhiều nhà cung cấp dịch vụ sức khỏe yêu cầu những phụ nữ muốn sử dụng DCTC phải kiểm tra lậu và Chlamydia trước khi đặt. Việc này đòi hỏi họ phải đến khám thêm một lần nữa.

Để hiểu rõ hơn về khả năng kết hợp giữa DCTC và viêm vùng chậu, tiến sĩ Sufrin và cộng sự đã thực hiện một nghiên cứu trên 57.728 phụ nữ đặt DCTC tại Kaiser Permanente Northern California từ tháng 1/2005 đến 8/2009. Họ đã so sánh tỉ lệ viêm vùng chậu ở cả hai nhóm phụ nữ được tầm soát và không được tầm soát lậu và chlamydia trước khi đặt dụng cụ. Những phụ nữ này được chia thành 4 nhóm:

+      Nhóm đã được tầm soát cùng ngày với ngày đặt dụng cụ

+      Nhóm đã được tầm soát từ 1 ngày đến 8 tuần trước khi đặt dụng cụ

+      Nhóm đã được tầm soát từ 8 tuần đến 1 năm trước khi đặt dụng cụ

+      Nhóm không được tầm soát trong vòng 1 năm trước khi đặt dụng cụ

47% phụ nữ đã không tầm soát trong vòng 1 năm trước khi đặt dụng cụ. Gần 1/5 (19%) phụ nữ đã được tầm soát cùng ngày với ngày đặt dụng cụ.

Nguy cơ chung bị viêm vùng chậu của phụ nữ đã được tầm soát là 0,54% (khoảng tin cậy 95%, 0,48-0,60%). Trong đó nguy cơ cao nhất ở nhóm người đã được tầm soát từ 1 ngày đến 8 tuần trước khi đặt dụng cụ là 0,99% (khoảng tin cậy 95%, 0,82-1,1,2%). Nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê.

Hơn nữa, những phụ nữ đã không tầm soát thì có nguy cơ giống như những người đã được tầm soát bất kể thời gian tầm soát là khi nào (nguy cơ sai biệt -0,0034, khoảng tin cậy 95%, -0,0045 đến -0,0022), và những người đã được tầm soát cùng ngày với ngày đặt thì có nguy cơ bị viêm vùng chậu tương tự như những người đã được tầm soát trước đó (nguy cơ sai biệt, -0,0031; khoảng tin cậy 95%, -0,0049 đến -0,0008).

Các kết quả trên vẫn tương tự sau khi điều chỉnh theo chủng tộc và tuổi (trên 26 tuổi và nhỏ hơn 26 tuổi).

Nhóm nghiên cứu kết luận:

Những kết quả này ủng hộ quyết định đặt DCTC, trong đó những nhà lâm sàng chỉ định tầm soát lậu và Chlamydia dựa vào những yếu tố nguy cơ và thực hiện cùng ngày với ngày đặt. Những phát hiện này có khả năng làm giảm việc ngăn cản sử dụng DCTC ở những phụ nữ đang tìm kiếm biện pháp tránh thai hiệu quả, lâu dài và có thể phục hồi khả năng sinh sản.

Nguồn: Obstet Gynecol.2012;120:1314-1321.

Người dịch: BS Phạm Thị Phương Anh

Từ khóa:
Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK