Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Friday 20-01-2012 7:40am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế

canTheo một nghiên cứu được công bố trực tuyến vào ngày 14/11 trên Acta Obstetricia et gynecologica Scandinavica, những phụ nữ có chỉ số khối cơ thể (BMI) cao trước mang thai hoặc tăng cân nhiều trong suốt thai kì có khuynh hướng sinh con nặng cân hơn.


Unni Mette Stamnes Koepp, MD, thuộc khoa Nhi ở Bệnh viện Soerlander và Đại học Oslo, Na Uy cùng các cộng sự đã nghiên cứu về mối liên quan giữa BMI trước mang thai và sự tăng cân trong thai kì của mẹ, sử dụng các dữ liệu từ Nghiên cứu Đoàn hệ Mẹ và Con ở Na Uy, một nghiên cứu đoàn hệ dựa trên dân số đã thu thập dữ liệu từ 100.000 thai kỳ từ năm 1999 đến năm 2009.

Trong nghiên cứu đó, Bác sĩ Koepp và cộng sự đã chọn 58.383 thai phụ từ năm 2000 đến năm 2007 ở Na Uy bằng cách gởi thiệp mời họ vào tuần thứ 17 đến 18 của thai kì. Một bảng câu hỏi khác được gởi đến các thai phụ ở tuần thứ 30 của thai kì. Tỉ lệ các thai phụ đã trả lời là khoảng 93%.

Các nhà nghiên cứu phân loại BMI theo  Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và được Viện Y khoa chấp nhận nghiên cứu của họ vào năm 2009.

Họ thực hiện các phân tích hổi quy tuyến tính, sử dụng các dữ liệu phơi nhiễm thu thập được từ 2 bảng câu hỏi trong thai kì và các dữ liệu về cân nặng lúc sanh. Kết quả chính của nghiên cứu là cân nặng trẻ lúc sanh.

Tuổi trung bình của những người tham gia nghiên cứu là 30.3 tuổi, BMI tiền thai trung bình là 24kg/m2, và số cân nặng tăng trung bình trong 30 tuần đầu của thai kì là 9.3 kg. Cân nặng của trẻ lúc sanh trung bình là 3.675 g. Hầu hết các thai phụ có cân nặng trong thai kì bình thường (65.2%), trong khi 2.9% nhẹ cân, 22.3% thừa cân, và 9.5% béo phì (độ 1 – 3).

Các phân tích hồi quy tuyến tính, sau khi đã điều chỉnh trình độ học vấn của mẹ, tuổi, chỉ số PARA, và tình trạng hút thuốc, cho thấy rằng BMI tiền thai cao và tăng cân trong thai kì đều có liên quan đến cân nặng cao của trẻ lúc sinh. Điều này đúng với cả 6 dạng BMI tiền thai: Nhẹ cân (BMI <18.5 kg/m2), trong giới hạn bình thường (18.5 - 24.9 kg/m2), thừa cân (25.0 - 29.9 kg/m2), béo phì độ 1 (30.0 - 34.9 kg/m2), béo phì độ 2 (35.0 - 39.9 kg/m2), và béo phì độ 3 (≥40.0 kg/m2). Đối tượng nghiên cứu có trình độ học vấn cao nhất (17 năm trở lên) cũng là nhóm sinh con có cân nặng lúc sinh cao nhất.

Yếu tố xã hội dường như cũng có tính quyết định cân nặng lúc sanh. Các bất công xã hội trong y tế là một vấn đề sức khỏe cộng đồng, và cân nặng lúc sanh cũng như quỹ đạo biểu diễn sức khỏe trong suốt cuộc đời của một người là một trong những yếu tố có liên quan đến 1 số bệnh ở tuổi trưởng thành,” các tác giả viết.

“Trong nghiên cứu của chúng tôi, các phụ nữ có trình độ học vấn cao nhất lại có cân nặng lúc sanh của con cao hơn so với những người có trình độ học vấn thấp nhất, nhưng điều này không có ý nghĩa thống kê,” họ nói thêm.

“Chỉ một chỉ số BMI tiền thai đã là một yếu tố dự báo của cân nặng lúc sanh. Hơn thế nữa, sự tăng cân trong thai kì có một ảnh hưởng đến cân nặng lúc sanh độc lập với BMI tiền thai. Rõ ràng nên khuyến khích các phụ nữ bị béo phì và thừa cân đạt được cân nặng khỏe mạnh trước khi thụ thai và giữ sự tăng cân vừa phải trong thai kì,” các tác giả kết luận.

Nguồn: Acta Obstet Gynecol Scand. Published online November 14, 2011.

BS Nguyễn Thị Ngọc Nhân

Từ khóa:
Các tin khác cùng chuyên mục:
CIN 1 không làm tăng nguy cơ CIN 3 - Ngày đăng: 12-01-2012
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK