Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Friday 09-12-2011 1:58pm
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế

cafe2Có đến 3% các cặp vợ chồng từng bị sẩy thai liên tiếp vô căn. Hiện nay, nguyên nhân gây nên tình trạng này vẫn còn khá phức tạp và do nhiều yếu tố tác động. Một nghiên cứu với những dữ liệu thuyết phục được công bố gần đây cho thấy việc sử dụng caffeine của mẹ có thể là một yếu tố nguy cơ quan trọng.

Nghiên cứu này khảo sát các tác động có thể có của việc sử dụng caffeine xung quanh khoảng thời gian thụ thai đối với nguy cơ của sẩy thai liên tiếp, được công bố trên tờ “European Journal of Obstetrics & Gynecology and Reproductive Biology” (tạp chí sản phụ khoa và sinh học sinh sản của Châu Âu).

Ghi nhận hơn 95% người trưởng thành ở châu Âu có dùng các sản phẩm có chứa caffeine ít nhất một lần một tuần. Trong thai kỳ, caffeine có khả năng vượt qua hàng rào nhau thai và tiếp cận thai nhi. Caffeine được cho là có khả năng gây ảnh hưởng xấu đến kết quả thai kỳ, nhưng các kết quả nghiên cứu vẫn còn nhiều tranh cãi và chưa đi đến kết luận. Trong mọi trường hợp, nhiều phụ nữ do những thay đổi về vị giác và cảm giác buồn nôn và nôn đã tự giảm lượng caffeine sử dụng trong thời kỳ mang thai.

Trong 3% các cặp vợ chồng bị sẩy thai liên tiếp, được xác định khi sẩy thai liên tiếp 3 lần hoặc nhiều hơn trước tuần thứ 20 tuần, có đến 30-40% các trường hợp được coi là vô căn, còn các trường hợp khác thì do nhiều nguyên nhân gây ra.

Đến nay, đã có ý kiến ​​cho rằng tiêu thụ caffeine có thể là một nguyên nhân quan trọng trong các trường hợp sẩy thai liên tiếp vô căn nhưng chưa đưa ra được chứng cứ tin cậy.

Một nghiên cứu khảo sát trên 73 phụ nữ da trắng bị sẩy thai liên tiếp vô căn. Tất cả đều được theo dõi tại Trung tâm Sẩy thai liên tiếp tại Đại học Turin tại Turin, Ý trong khoảng thời gian 4 tháng. Những người phụ nữ này có số lần sẩy thai trung bình là 3,52 ở tuổi thai trung bình là 9 tuần. Một nhóm chứng 260 phụ nữ mang thai khỏe mạnh, không có tiền sử sẩy thai, cũng được đưa vào phân tích. Qua các cuộc phỏng vấn và bảng câu hỏi, các nhà nghiên cứu ghi nhận việc tiêu thụ caffeine của những người tham gia nghiên cứu từ 4 tuần trước kỳ kinh nguyệt cuối của họ cho tới tuần trước khi sẩy thai (hoặc đến khi sinh trong trường hợp của nhóm chứng).

Một khác biệt có ý nghĩa trong lượng caffein sử dụng trong khoảng thời gian thụ thai đã được tìm thấy giữa nhóm sẩy thai là 313,5 mg/ngày so với nhóm chứng là 150,2 mg/ngày (p <0,05). Phụ nữ trong nhóm sẩy thai đã được báo cáo là không thay đổi lượng cà phê họ sử dụng trong suốt thời kỳ thụ thai.

Phân tầng các phụ nữ vào nhóm tiêu thụ caffeine thấp, trung bình, và cao (tương ứng lượng caffein tiêu thụ < 151 mg/ngày, 151-300 mg/ngày và > 300 mg/ngày). So sánh với nhóm tiêu thụ caffein thấp, tỷ lệ sẩy thai liên tiếp vô căn cao hơn đáng kể trong nhóm tiêu thụ trung bình và tiêu thụ cao (ORs lần lượt là 3,045 và 16,106).

Nhiều yếu tố khác biệt có ý nghĩa giữa các nhóm bệnh và nhóm chứng cũng được phát hiện như tuổi tác, hút thuốc lá, uống rượu, và trình độ giáo dục của mẹ. Khi gộp cả những yếu tố gây nhiễu này trong phương trình hồi quy logistic để đánh giá ảnh hưởng của việc tiêu thụ caffeine, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy mối liên quan giữa việc tiêu thụ caffeine và khả năng sẩy thai liên tiếp. Nghiên cứu cho thấy tăng tiêu thụ caffeine 100 mg/ngày trong thời gian thụ thai làm tăng tỉ số nguy cơ sẩy thai liên tiếp vô căn lên 2,724 (p=0,001).

Các nhà nghiên cứu kết luận rằng việc tiêu thụ caffeine có thể là một yếu tố nguy cơ cho sẩy thai liên tiếp vô căn. Họ lưu ý rằng cần thêm những nghiên cứu lâm sàng trước khi khuyến cáo bệnh nhân giảm tiêu thụ caffeine. Họ cũng khuyên phụ nữ nên thận trọng với lượng caffeine mình sử dụng trong thời gian thụ thai.


Bs. Nguyễn Thị Hà

Nguồn: Stefanidou EM, et al. Eur J Biol Obstet Gynecol Reprod. 2011; 158:220-4.

http://www.orgyn.com/en/Fertility/Reviews/fullpage.asp?C=52281408807776157407&xml=/en/reviews/2011/issue_12/reviews3.xml&fb_source=message

Từ khóa:
Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK