Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Friday 09-12-2011 1:52pm
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế

khamthai copyTheo báo cáo gần đây của các nhà nghiên cứu về lĩnh vực Sản Phụ khoa, hầu hềt các sản phụ trước khi xuất hiện sản giật đều có các triệu chứng, đặc biệt là đau đầu. Kết quả này được rút ra từ một đoàn hệ phụ nữ ở Đông Phi.


Sản giật là một vấn đề thường gặp ở các nước đang phát triển, và chẩn đoán khó khăn bởi thực tế không có một cách chắc chắn để xác định phụ nữ nào sẽ bị sản giật.

Trong một nghiên cứu mô tả trên 3.267 cuộc chuyển dạ ở một trung tâm vùng Tanzania, bác sĩ Clare L. Whitehead thuộc trường Đại học Melbourne, Úc và đồng nghiệp phát hiện rằng các triệu chứng thần kinh là những tiền triệu thường gặp nhất, bất kể mức độ tăng huyết áp là bao nhiêu hoặc cơn co giật xảy ra trước hay sau khi sinh. Có 46 cuộc chuyển dạ (1.4%) xuất hiện sản giật. Trong số đó, 8% khai bị đau đầu và 45% có rối loạn thị giác. Không ai có tiền sử đau đầu rõ ràng trước đây. 20% bị đau thượng vị trước khi co giật. Chỉ 1 người có triệu chứng buồn nôn và nôn mửa dữ dội. 8 phụ nữ (17%) hoàn toàn không có triệu chứng trước khi có một cơn co giật. Và 3 phụ nữ (7%) tử vong.

Bác sĩ Whitehead nhận xét: “Trong dân số nghiên cứu của chúng tôi, 83% trong số các phụ nữ có các triệu chứng trước khi khởi phát một cơn sản giật. Vì vậy, việc giáo dục các phụ nữ về việc khai báo triệu chứng (đặc biệt là đau đầu và rối loạn thị giác) cho nhân viên y tế có thể giúp phát hiện tiền sản giật sớm hơn, và sau cùng có thể giảm số phụ nữ tử vong do căn bệnh có thể phòng ngừa này ở vùng châu Phi hạ Sahara và các nước đã phát triển. Bài báo của chúng tôi tập trung vào sản giật ở các vùng nông thôn châu Phi, tỷ lệ tử vong của mẹ là cao nhất ở châu Phi hạ Sahara, 12% trong số đó là do sản giật. Điểm khác nhau về tỉ lệ sản giật và kết quả tử vong mẹ giữa các nước đã phát triển và đang phát triển có lẽ  do dịch vụ chăm sóc tiền sản ở các nước đã phát triển tiên tiến hơn.”

Thật vậy, tỉ lệ chung của sản giật cũng như tỉ lệ của tử vong mẹ và tử vong chu sinh vùng Tanzania cao gấp 16 – 18 lần so với một nghiên cứu ở Canada được công bố trong cùng số báo. Bác sĩ Shiliang Liu của Cơ quan Sức khỏe Cộng đồng Canada và các đồng nghiệp đã nghiên cứu hơn 1.9 triệu phụ nữ và trẻ được sinh từ năm 2003 đến 2009. Tỉ lệ mới mắc của sản giật trên 10.000 cuộc chuyển dạ giảm đột ngột từ 12.4% năm 2003 xuống còn 5.9%  năm 2009.

Trong số những cuộc chuyển dạ đơn thai, nguy cơ sản giật tăng lên ở những người chưa sinh lần nào (tỉ số chênh đã điều chỉnh (adjusted odds ratio, aOR) là 2.3), thiếu máu (aOR 2.4) và có bệnh tim (aOR 4.8).

Bản thân của sản giật đã đi kèm với tăng nguy cơ tử vong mẹ (aOR 26.9), hội chứng suy hô hấp và các biến chứng khác. Các kết quả bất lợi khác bao gồm tử vong (aOR 2.9) và trẻ nhẹ cân so với tuổi thai.

Bác sĩ Liu cho rằng “việc tăng sử dụng magnesium sulfate có thể góp phần làm giảm đáng kể tỉ lệ sản giật ở Canada. Tuy nhiên, sản giật thường kèm theo các hậu quả bất lợi cho cả thai nhi hoặc trẻ sơ sinh và mẹ nên cần thiết phải phát triển việc phòng ngừa và điều trị sản giật”.

Trong bài báo này, bác sĩ Baha M. Sibai của Đại học Cao đẳng Y khoa Cincinnati nhấn mạnh rằng cho đến khi một hệ thống chăm sóc sức khỏe toàn diện được thành lập, công cuộc giảm tỉ lệ sản giật và các biến chứng của nó ở các nước có thu nhập thấp sẽ không dễ dàng. Nguyên nhân  do các mối quan tâm về mặt xã hội, văn hóa, kinh tế và chính trị làm cho điều này khó có thể đạt được.

Nguồn: http://bit.ly/sxjsOK and http://bit.ly/sxjsOK

Obstet Gynecol 2011;118:995-999. From Reuters Health Information

Neurological Symptoms Usually Precede Eclamptic Seizures

Người dịch: BS Nguyễn Thị Ngọc Nhân

Từ khóa:
Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK