Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Friday 25-11-2011 12:23am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế

benh bai lietTrong năm 2010, tổng giám đốc của tổ chức WHO, Margaret Chan, đã lập một bảng theo dõi độc lập nhằm đánh giá tiến trình đạt được các mốc trong kế hoạch chiến lược loại trừ bại liệt toàn cầu 2010-2012. Kết quả thu được qua bảng báo cáo vào tháng 4 năm nay đã cho thấy con số các ca viêm tủy bại liệt giảm từ 350.000 ca - năm 1988 còn 1294 ca - năm 2010. Nội dịch do virus bại liệt hoang dại týp 1 và 3 tiếp tục chỉ xuất hiện tại Afghanistan, Ấn Độ, Nigeria, và Pakistan, vốn là bốn quốc gia nơi sự lan truyền bại liệt chưa bao giờ dừng lại. Trong khi đó, virus bại liệt hoang dại týp 2 đã được loại bỏ từ năm 1999.

Trong năm 2010, số ca bại liệt đã giảm hơn 90% ở Nigeria và Ấn Độ, giảm khoảng 34% ở Afghanistan. Thế nhưng tình hình mắc bại liệt tại Pakistan lại đi ngược với mong đợi khi có số ca mắc gia tăng từ 89 ca – 2009 lên 144 ca -2010 (tăng 62%), và trong những tháng đầu năm 2011, số ca mắc đã lên đến 77 ca.

Viêm tủy bại liệt là một bệnh lý nhiễm siêu vi cấp tính xảy ra chủ yếu ở trẻ < 5 tuổi và chỉ có thể ngăn ngừa nhờ tiêm chủng, đặc thù với vắc-xin bại liệt uống (OPV) tại những vùng nội dịch, nơi mà cả týp 1 và 3 đều lưu hành.

Có thể có nhiều lý giải cho tình trạng mắc bệnh vẫn còn cao ở bốn quốc gia trên, đặc biệt là Pakistan. Tuy nhiên, nguyên nhân chính yếu vẫn là vấn đề xã hội. Trẻ em ở những quốc gia này thường bỏ lỡ các mũi chủng vì một số lý do, bao gồm cả thiếu thông tin, truyền thông kém, những niềm tin sai lệch như OPV gây bệnh tật và vô sinh, những nghi ngờ, ngoài ra, sự kém tin tưởng của bố mẹ trẻ về mục đích của các chiến dịch tiêm ngừa cũng là một rào cản.

Năm 2012 là một cột mốc quan trọng trong chiến lược loại bỏ bại liệt trên phạm vi toàn cầu. Mặc dù tiến trình này được tập trung chủ yếu vào năm 2010, những dữ liệu thu thập được vào cuối 2010 và quý đầu 2011 cho thấy cần phải có biện pháp can thiệp khẩn cấp. Tại các nước nơi nội dịch hiện diện, cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa lãnh đạo tuyến trung ương và địa phương để có thể phá bỏ các rào cản xã hội, đồng thời cũng cần sự hỗ trợ từ các nước khác nhằm đạt được mục tiêu loại bỏ hoàn toàn bại liệt trên toàn cầu.

(Nguồn: Lancet, vol 11, 10/2011)

BS. Nguyễn An Nghĩa

 

 


Từ khóa:
Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK