Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Friday 25-11-2011 12:19am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế

vaccin sot ret copyMặc cho những nỗ lực phát triển và mở rộng thuốc điều trị cũng như các biện pháp kiểm soát tác nhân truyền bệnh, hàng năm vẫn có hàng trăm triệu người mắc sốt rét với khoảng một triệu ca tử vong trên toàn thế giới, trong đó, trẻ < 5 tuổi ở châu Phi vùng dưới Sahara chiếm đến 80% số ca tử vong. Plasmodium falciporum là tác nhân thường gặp nhất gây ra các ca bệnh nặng. Vắc-xin ngừa sốt rét do P.falciporum đã được trông đợi từ lâu và hứa hẹn một viễn cảnh tươi sáng - giúp kiểm soát, loại trừ sốt rét ra khỏi châu Phi vùng dưới Sahara nói riêng và thế giới nói chung.

Một số loại vắc-xin đã được thử nghiệm trong những năm gần đây. Trong đó, RTS,S có nhiều ưu thế nhất và hiện đang được kiểm chứng trong pha 2b. Vắc-xin này chứa thành phần protein thể liệt trùng của Plamodium falciporum được kết dính với kháng nguyên bề mặt của virus gây viêm gan siêu vi B, trình diện trên các tế bào nấm men Saccharomyces cerevisiae.

Nghiên cứu gần đây của tác giả Asante và cộng sự, tiến hành trong gần hai năm trên trẻ em ở Gabon, Ghana, và Tanzania, đã cho thấy hiệu quả của vắc-xin RTS,S đạt đến 59% sau 19 tháng theo dõi. Lịch chủng ngừa trong nghiên cứu này bao gồm chuỗi ba mũi vắc-xin vào các thời điểm 0,1, 2 tháng.

Mặc dù vẫn còn một số hạn chế trong nghiên cứu trên, kết quả thu được vẫn rất đáng khích lệ. Hiệu quả ngăn ngừa thể sốt rét nặng dù chưa được đánh giá nhưng với 59% các ca có khả năng chống lại các đợt bệnh lâm sàng trong khoảng thời gian trên một năm, nghiên cứu của Asante và cs đã củng cố lại niềm tin cho một thế hệ vắc-xin ngừa sốt rét đầu tiên.

Nếu hiệu quả và độ an toàn của RTS,S tiếp tục được khẳng định trong pha 3 của nghiên cứu, trên gần 16.000 trẻ tại 11 địa điểm ở châu Phi vùng dưới Sahara, vắc-xin sẽ được chấp nhận và cấp phép lưu hành và sẽ trở thành một bước đột phá trong điều trị sốt rét, giúp cứu hàng trăm ngàn mạng sống mỗi năm.

(Nguồn: Thelancet vol 11, 10/2011)

BS. Nguyễn An Nghĩa

Từ khóa:
Các tin khác cùng chuyên mục:
Tế bào gốc trong ngăn ngừa sinh non - Ngày đăng: 29-10-2011
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK