Theo một nghiên cứu gần đây của Okun và cộng sự, rối loạn giấc ngủ trong thai kỳ là một tình trạng thường gặp. Ước tính khoảng 25% sản phụ ghi nhận khó ngủ trong tam cá nguyệt thứ nhất, và tỉ lệ này tăng đến 75% ở tam cá nguyệt thứ 3. Nghiên cứu cũng ghi nhận được chất lượng giấc ngủ kém (không thoải mái, ngủ không đủ giấc) cũng liên quan đến nguy cơ tiền sản giật, chuyển dạ khó khăn, và sanh non.
Nghiên cứu này được quan sát ở thai phụ trong suốt thai kỳ và chỉ ra rằng có mối liên quan giữa chất lượng giấc ngủ và nguy cơ sanh non.
Theo báo cáo của tạp chí Sleep, chất lượng giấc ngủ kém trong suốt thai kỳ, cùng với những yếu tố nguy cơ khác, làm tăng nguy cơ sanh non của sản phụ. Họ cho rằng những can thiệp về hành vi có thể cải thiện giấc ngủ người mẹ, giúp giảm các ảnh hưởng xấu của tâm lý xã hội, và cải thiện quá trình chuyển dạ.
Các nhà nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của tiến sĩ Michele Okun, trợ lý giáo sư của khoa Tâm thần và Tâm lý học ở Đại học Y khoa Pittsburgh ở Pennsylvania, đã đánh giá các trải nghiệm của 166 thai phụ đang được chăm sóc tại trung tâm y khoa của một đại học lớn trong suốt ba tháng đầu thai kỳ. Các tác giả đã đánh giá chất lượng giấc ngủ trong suốt ba tuần từ tuần 14-16, hoặc tuần 24-26, hoặc tuần 30-32 của thai kỳ. Trong đó có 15 thai phụ sanh non, còn lại 151 thai phụ sanh đủ tháng. Rối loạn giấc ngủ ở ba tháng đầu và cuối thai kỳ được ghi nhận ở các thai phụ sanh non này.
Bác sĩ Okun nói: “Điều này là bằng chứng ủng hộ rằng giấc ngủ kém là một yếu tố nguy cơ quan trọng cho việc sanh non. Các dữ liệu đều chỉ ra việc thay đổi hành vi có thể gíup chuyển dạ được thuận lợi hơn”.
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng bộ câu hỏi chất lượng giấc ngủ Pittsburgh (PSQI) gồm 18 câu hỏi dành cho các đối tượng nghiên cứu. Nó cung cấp một phương pháp để đánh giá quá trình ngủ, sự đình trệ về đêm, giấc ngủ tiềm tàng, chất lượng giấc ngủ, rối loạn khả năng làm việc ban ngày, việc sử dụng thuốc và hiệu quả làm việc.
Với mỗi 1 điểm ghi được trong thang điểm PSQI, tỉ lệ sanh non tăng 25% trong suốt thai kỳ sớm và 18% trong thai kỳ muộn, so với tỉ lệ này ở những thai phụ không bị khó ngủ.
Bác sĩ Okun và cộng sự cho rằng có một nguyên nhân sinh học gây ra rối loạn giấc ngủ. Các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng chất lượng giấc ngủ kém hơn có thể khởi đầu tình trạng viêm, và giấc ngủ không yên đó kết hợp với stress có thể kích hoạt các quá trình gây sanh non.
Họ viết rằng: “Chúng tôi cho rằng chất lượng giấc ngủ kém trong thai kỳ kéo dài có thể ảnh hưởng đến các quá trình sinh lý làm tăng khả năng tổn thương của thai phụ đối với tình trạng nhiễm trùng sau đó, stress, hoặc yếu tố nguy cơ hành vi xã hội”. Theo các nghiên cứu trước đây, dù cho chất lượng giấc ngủ kém hay ngủ không đủ giấc, tình trạng rối loạn giấc ngủ cũng liên quan đến đáp ứng viêm (gia tăng tuần hoàn và kích thích cytokine).
Giới hạn của thử nghiệm này là cỡ mẫu nhỏ và thiếu sự khái quát hóa.
Các tác giả cũng không giải thích được tại sao rối loạn giấc ngủ không được ghi nhận trong ba tháng giữa thai kỳ.
BS Huỳnh Thanh Sơn
Nguồn: Poor Sleep Quality During Pregnancy Linked With Preterm Births – www.medscape.org
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...