Tin tức
on Thursday 04-11-2021 5:12pm
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Nguyễn Thị Minh Anh _ IVFMD Tân Bình
Nuôi cấy phôi bằng hệ thống time-lapse giúp cung cấp các thông số quan trọng của quá trình phát triển phôi mà chúng ta đã bỏ lỡ khi nuôi cấy trong tủ cấy thông thường như phân chia ngược, phân chia trực tiếp, đa nhân…. Cùng với đó, trong những năm gần đây nhiều tác giả kết hợp các thông số time-lapse với trí tuệ nhân tạo để xây dựng phần mềm xếp loại phôi và đã đạt được một số thành tựu nhất định. Tuy nhiên, theo Armstronget và cộng sự (2019), mặc dù time-lapse đã ra đời và phát triển qua hơn 1 thập kỉ nhưng vẫn còn thiếu bằng chứng mạnh mẽ để ủng hộ việc sử dụng time-lapse một cách rộng rãi đặc biệt trong mục đích lựa chọn phôi.
Bằng việc nuôi cấy phôi trong hệ thống time-lapse có thể quan sát liên tục sự phát triển của noãn và phôi thông qua các hình ảnh được chụp cách nhau 5 - 20 phút, môi trường nuôi cấy của phôi sẽ không bị xáo trộn, cũng như các sự kiện trong suốt quá trình phát triển được quan sát đầy đủ. Ngược lại, khi nuôi cấy trong tủ cấy thông thường các đĩa chứa phôi sẽ được lấy ra ngoài vào những thời điểm cụ thể để quan sát sự thụ tinh, phôi phân chia và phôi nang. Hiện tại, hầu hết các phòng lab nuôi phôi đều thực hiện theo đồng thuận của Alpha và ESHRE năm 2011 về thời điểm kiểm tra thụ tinh, kiểm tra phôi. Cụ thể, thời điểm kiểm tra thụ tinh là 17 ± 1 giờ, phôi ngày 3 là 68 ± 1 giờ và phôi ngày 5 là 116 ± 2 giờ sau khi thụ tinh. Đánh giá thụ tinh là mốc thời gian rất quan trọng được xác định khi quan sát thấy có sự xuất hiện của tiền nhân. Tuy nhiên, khi nuôi cấy trong tủ cấy thông thường tại thời điểm đánh giá không thấy tiền nhân do chưa xuất hiện hoặc đã biến mất. Nhờ vào các dữ liệu từ time-lapse có thể cung cấp thêm nhiều thông tin nhằm xác định được thời điểm kiểm tra thụ tinh tối ưu mà tại đó tỷ lệ hợp tử có tiền nhân xuất hiện cao nhất. Do đó, mục tiêu của nghiên cứu này là dựa trên các dữ liệu từ hệ thống time-lapse để xác định thời điểm có tỷ lệ quan sát thấy tiền nhân cao nhất nhằm áp dụng đối với quy trình nuôi cấy trong tủ cấy thông thường.
Đây là hồi cứu đa trung tâm, thực hiện trên 54.746 chu kì ICSI và 23.602 chu kì IVF nuôi cấy trong hệ thống time-lapse từ tháng 1/2011 đến tháng 11/2019. Thời điểm xuất hiện và biến mất của tiền nhân được ghi nhận cách nhau 30 phút trong giai đoạn 15 - 20 giờ sau thụ tinh.
Kết quả nghiên cứu cho thấy trong khoảng thời gian từ 15 - 17 giờ sau thụ tinh, tỷ lệ noãn thụ tinh bình thường xuất hiện 2 tiền nhân là 98,19%. Đặc biệt thời điểm noãn xuất hiện tiền nhân nhiều nhất là từ 16 - 16,5 giờ sau thụ tinh chiếm tỷ lệ 98,32%. Tại thời điểm 18 - 18,5 giờ, số lượng noãn có thể quan sát thấy tiền nhân giảm xuống còn 95,53% và tiếp tục giảm xuống 87,02% ở 19,5 - 20 giờ sau thụ tinh.
Nghiên cứu này đề nghị thời điểm kiểm tra thụ tinh khi nuôi cấy trong tủ cấy thông thường nên được thực hiện vào khoảng 16 ± 0,5 giờ. Dữ liệu của nghiên cứu cũng cho rằng, nếu thực hiện theo hướng dẫn của đồng thuận Alpha và ESHRE năm 2011, hơn 11% (n = 3000) noãn sẽ được ghi nhận là không thụ tinh. Trong số này đã có 300 noãn phát triển thành phôi, được chuyển vào cơ thể người mẹ và sinh ra em bé khoẻ mạnh. Với một sự điều chỉnh đơn giản quy trình làm việc, cụ thể là thời điểm kiểm tra thụ tinh sớm hơn giúp cải thiện độ chính xác và hiệu quả trong labo phôi học, tăng số lượng phôi có thể sử dụng, đồng thời tăng tỷ lệ sinh sống trong một chu kì điều trị cho bệnh nhân.
Nguồn: Barrie, A., Smith, R., Campbell, A., & Fishel, S. (2021). Optimisation of the timing of fertilisation assessment for oocytes cultured in standard incubation: lessons learnt from time-lapse imaging of 78 348 embryos. Human Reproduction, 36(11), 2840-2847. doi:10.1093/humrep/deab209
Nuôi cấy phôi bằng hệ thống time-lapse giúp cung cấp các thông số quan trọng của quá trình phát triển phôi mà chúng ta đã bỏ lỡ khi nuôi cấy trong tủ cấy thông thường như phân chia ngược, phân chia trực tiếp, đa nhân…. Cùng với đó, trong những năm gần đây nhiều tác giả kết hợp các thông số time-lapse với trí tuệ nhân tạo để xây dựng phần mềm xếp loại phôi và đã đạt được một số thành tựu nhất định. Tuy nhiên, theo Armstronget và cộng sự (2019), mặc dù time-lapse đã ra đời và phát triển qua hơn 1 thập kỉ nhưng vẫn còn thiếu bằng chứng mạnh mẽ để ủng hộ việc sử dụng time-lapse một cách rộng rãi đặc biệt trong mục đích lựa chọn phôi.
Bằng việc nuôi cấy phôi trong hệ thống time-lapse có thể quan sát liên tục sự phát triển của noãn và phôi thông qua các hình ảnh được chụp cách nhau 5 - 20 phút, môi trường nuôi cấy của phôi sẽ không bị xáo trộn, cũng như các sự kiện trong suốt quá trình phát triển được quan sát đầy đủ. Ngược lại, khi nuôi cấy trong tủ cấy thông thường các đĩa chứa phôi sẽ được lấy ra ngoài vào những thời điểm cụ thể để quan sát sự thụ tinh, phôi phân chia và phôi nang. Hiện tại, hầu hết các phòng lab nuôi phôi đều thực hiện theo đồng thuận của Alpha và ESHRE năm 2011 về thời điểm kiểm tra thụ tinh, kiểm tra phôi. Cụ thể, thời điểm kiểm tra thụ tinh là 17 ± 1 giờ, phôi ngày 3 là 68 ± 1 giờ và phôi ngày 5 là 116 ± 2 giờ sau khi thụ tinh. Đánh giá thụ tinh là mốc thời gian rất quan trọng được xác định khi quan sát thấy có sự xuất hiện của tiền nhân. Tuy nhiên, khi nuôi cấy trong tủ cấy thông thường tại thời điểm đánh giá không thấy tiền nhân do chưa xuất hiện hoặc đã biến mất. Nhờ vào các dữ liệu từ time-lapse có thể cung cấp thêm nhiều thông tin nhằm xác định được thời điểm kiểm tra thụ tinh tối ưu mà tại đó tỷ lệ hợp tử có tiền nhân xuất hiện cao nhất. Do đó, mục tiêu của nghiên cứu này là dựa trên các dữ liệu từ hệ thống time-lapse để xác định thời điểm có tỷ lệ quan sát thấy tiền nhân cao nhất nhằm áp dụng đối với quy trình nuôi cấy trong tủ cấy thông thường.
Đây là hồi cứu đa trung tâm, thực hiện trên 54.746 chu kì ICSI và 23.602 chu kì IVF nuôi cấy trong hệ thống time-lapse từ tháng 1/2011 đến tháng 11/2019. Thời điểm xuất hiện và biến mất của tiền nhân được ghi nhận cách nhau 30 phút trong giai đoạn 15 - 20 giờ sau thụ tinh.
Kết quả nghiên cứu cho thấy trong khoảng thời gian từ 15 - 17 giờ sau thụ tinh, tỷ lệ noãn thụ tinh bình thường xuất hiện 2 tiền nhân là 98,19%. Đặc biệt thời điểm noãn xuất hiện tiền nhân nhiều nhất là từ 16 - 16,5 giờ sau thụ tinh chiếm tỷ lệ 98,32%. Tại thời điểm 18 - 18,5 giờ, số lượng noãn có thể quan sát thấy tiền nhân giảm xuống còn 95,53% và tiếp tục giảm xuống 87,02% ở 19,5 - 20 giờ sau thụ tinh.
Nghiên cứu này đề nghị thời điểm kiểm tra thụ tinh khi nuôi cấy trong tủ cấy thông thường nên được thực hiện vào khoảng 16 ± 0,5 giờ. Dữ liệu của nghiên cứu cũng cho rằng, nếu thực hiện theo hướng dẫn của đồng thuận Alpha và ESHRE năm 2011, hơn 11% (n = 3000) noãn sẽ được ghi nhận là không thụ tinh. Trong số này đã có 300 noãn phát triển thành phôi, được chuyển vào cơ thể người mẹ và sinh ra em bé khoẻ mạnh. Với một sự điều chỉnh đơn giản quy trình làm việc, cụ thể là thời điểm kiểm tra thụ tinh sớm hơn giúp cải thiện độ chính xác và hiệu quả trong labo phôi học, tăng số lượng phôi có thể sử dụng, đồng thời tăng tỷ lệ sinh sống trong một chu kì điều trị cho bệnh nhân.
Nguồn: Barrie, A., Smith, R., Campbell, A., & Fishel, S. (2021). Optimisation of the timing of fertilisation assessment for oocytes cultured in standard incubation: lessons learnt from time-lapse imaging of 78 348 embryos. Human Reproduction, 36(11), 2840-2847. doi:10.1093/humrep/deab209
Các tin khác cùng chuyên mục:
Mối tương quan giữa vitamin D, inhibin B, và các chỉ số tinh tương ở nam vô sinh Iraq - Ngày đăng: 04-11-2021
Tương quan giữa trào ngược tinh dịch và tỷ lệ mang thai trong IUI - Ngày đăng: 04-11-2021
Thủy tinh hóa noãn ảnh hưởng tiêu cực lên khả năng giải phóng Ca2+ và khả năng hoạt hóa noãn ở noãn chuột nhưng cung cấp thông tin hữu ích cho mục đích điều trị - Ngày đăng: 04-11-2021
Chuẩn bị tinh trùng trước đông lạnh có tốt hơn sau đông lạnh không? - Ngày đăng: 04-11-2021
Ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đối với thời kỳ đầu mang thai: tỷ lệ sẩy thai có thay đổi ở phụ nữ nhiễm virus không có triệu chứng? - Ngày đăng: 02-11-2021
Thuật toán máy học dùng pH nội bào của tinh trùng tiên lượng tỉ lệ thành công của thụ tinh ống nghiệm cổ điển ở nam giới bình thường - Ngày đăng: 31-10-2021
Tác động của lạc nội mạc tử cung lên hình thái noãn trong IVF-ICSI: một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu với hơn 6000 noãn trưởng thành - Ngày đăng: 31-10-2021
Tổng quan về quản lý trong labo và lâm sàng liên quan đến bạch cầu và hồng cầu cao trong tinh dịch - Ngày đăng: 31-10-2021
Tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp khi sử dụng tinh trùng có khả năng liên kết với zona pellucida như một cách chọn lọc tự nhiên để cải thiện kết quả ICSI - Ngày đăng: 31-10-2021
Xác định các cytokine trong tinh tương liên quan đến tuổi bố và lối sống trong các trường hợp sẩy thai liên tiếp không rõ nguyên nhân - Ngày đăng: 31-10-2021
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK