Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Tuesday 02-11-2021 6:00pm
Viết bởi: Khoa Pham
Danh mục: Tin quốc tế
CN.NHS Nguyễn Thị Tuyết Hoa

Coronavirus 2019 (2019-nCoV) là virus gây bệnh viêm đường hô hấp cấp ở người và có thể lây lan từ người sang người. Virus này được xác định trong một cuộc điều tra ổ dịch bắt nguồn từ khu chợ lớn chuyên bán hải sản và động vật ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. 2019-nCoV là chủng virus mới chưa được xác định trước đó. Ngoài chủng coronavirus mới phát hiện này, đã có nhiều chủng coronavirus khác được biết tới ngày nay có khả năng lây nhiễm ở người với nhiều biến thể có khả năng lây nhiễm cao hơn và kháng vaccine cao hơn.
Để đánh giá ảnh hưởng của tình trạng đại dịch COVID-19 đối với thai kỳ sớm trong ba tháng đầu, một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu được thực hiện tại một trung tâm sinh sản liên kết với trường đại học ở Montreal, Quebec, từ ngày 13 tháng 3 đến ngày 6 tháng 5 năm 2020. Đối tượng nghiên cứu bao gồm tất cả phụ nữ đã đến khám thai ở trong ba tháng đầu (Nhóm nghiên cứu) và từ ngày 1 tháng 3 năm 2019 đến ngày 17 tháng 5 năm 2019, truy xuất dữ liệu của nhóm thai phụ tương tự đã đến khám khoảng một năm trước (Đối chứng). Dân số nghiên cứu được xác nhận không có các biểu hiện lâm sàng do nhiễm COVID-19.

Chúng tôi đã xem xét tất cả các lần thai phụ thăm khám trong tam cá nguyệt đầu tiên. Các dữ liệu về tỉ lệ thai lưu, thai sinh hóa và sẩy thai cũng như tỉ lệ thai ngoài tử cung ở 3 tháng đầu cũng được thu thập ở nhóm đối tượng trên. Phân tích đa biến cũng được thực hiện để kiểm soát các biến khác, như một phương pháp khẳng định độ mạnh về mặt thống kê cho các tính toán cỡ mẫu của nghiên cứu.

Có 113 thai phụ đang ở giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ được đưa vào nghiên cứu và 172 phụ nữ trong giai đoạn đối chứng (tuổi thai 5–11 tuần) với tuổi mẹ trung bình là 36,5 ± 4,5 và 37,2 ± 5,4 tuổi (p = 0,28). Tỷ lệ có thai lâm sàng không có sự khác biệt giữa hai nhóm (76,1 so với 80,2% ở nhóm thai phụ được khảo sát trong thời kỳ đại dịch và trước đại dịch p = 0,41). Không có sự khác biệt đáng kể nào về tổng số thai ngưng phát triển (bao gồm tổng các trường hợp sẩy thai sinh hóa, sẩy thai lâm sàng trong 3 tháng đầu và túi thai trống) (22,1 so với 16,9% p = 0,32), cũng như tính riêng các trường hợp trong từng loại sẩy thai.

Các kết quả nghiên cứu trên cho thấy dường như bối cảnh đại dịch COVID-19 không ảnh hưởng đến tỷ lệ sẩy thai sớm trong ba tháng đầu ở những bệnh nhân nhiễm virus không có triệu chứng.
                 
  Nguồn: Rotshenker-Olshinka, Keren, et al. "COVID-19 pandemic effect on early pregnancy: are miscarriage rates altered, in asymptomatic women?." Archives of Gynecology and Obstetrics 303.3 (2021): 839-845.

Các tin khác cùng chuyên mục:
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK