Tin tức
on Saturday 30-10-2021 10:57pm
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Nguyễn Thị Thu Thảo - IVFMD Bình Dương
Những phương pháp bảo quản lạnh ngày càng được tiêu chuẩn hóa và đáng tin cậy hơn, việc trữ đông phôi đã trở thành một chiến lược ngày càng phổ biến trong những chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm (in vitro fertilization - IVF), với nhiều cơ sở thực hiện chiến lược trữ đông toàn bộ (freeze-all strategy). Với các chu kỳ chuyển phôi đông lạnh-rã đông (frozen–thawed embryo transfer - FET), một số nghiên cứu đã gợi ý rằng các trường hợp mang đơn thai có nhiều khả năng dẫn đến tỷ lệ trẻ sinh sống (live birth rate - LBR) thấp hơn so với các chiến lược chuyển phôi tươi. Tuy nhiên, trong một phân tích tổng hợp các phát hiện từ 11 nghiên cứu quan sát, xác định rằng FET có liên quan đến việc giảm nguy cơ sinh nhẹ cân (low birth weight - LBW), sinh non (preterm delivery - PTD) và tử vong chu sinh hơn so với các trường hợp mang thai từ chuyển phôi tươi. Bên cạnh đó, công nghệ hỗ trợ sinh sản (Assisted reproductive technologies - ART) thường được thực hiện nhiều nhất ở phụ nữ ở độ tuổi ngoài 30, nhưng việc ngày càng có nhiều biện pháp tránh thai và các xu hướng thay đổi khác liên quan đến các kỳ vọng cá nhân và nghề nghiệp đã dẫn đến độ tuổi ngày càng tăng của những phụ nữ mong muốn có con. Điều này dẫn đến nhu cầu sử dụng ART ngày càng tăng ở phụ nữ, với độ tuổi trung bình của phụ nữ sinh con đã tăng trên toàn cầu từ đầu những năm 20 đến đầu những năm 30 trong những thập kỷ gần đây. Tuổi mẹ tăng cao là một yếu tố nguy cơ làm tăng tỷ lệ không thành công ở mẹ và kết quả không tốt ở trẻ sơ sinh, bao gồm PTD, LBW và tuổi thai nhỏ (small-for-gestational age - SGA) ở những phụ nữ đã thụ thai tự nhiên. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa hiểu rõ về tuổi tác ảnh hưởng như thế nào đến nguy cơ các kết cục như vậy ở các thai kỳ điều trị ART. Các nghiên cứu đã hoàn thành cho đến nay phần lớn đã đánh giá kết quả của các chu kỳ chuyển phôi tươi và không đánh giá liệu nồng độ estrogen cao trong COH có thể có tác động tiêu cực đến nội mạc tử cung hay không. Do đó, có thể kết quả thai có nguồn gốc từ FET có thể khác đáng kể so với kết quả từ chuyển phôi tươi do môi trường nội mạc tử cung sinh lý hơn, có khả năng dẫn đến kết quả tốt hơn cho mẹ và trẻ sơ sinh. Do đó, Jiaying Lin và cộng sự đã thực hiện một phân tích toàn diện về tuổi của mẹ ảnh hưởng như thế nào đến kết quả thai và sơ sinh đối với các ca sinh một con trong chu kì FET với chiến lược trữ đông toàn bộ.
Nghiên cứu phân tích hồi cứu trên 4.958 phụ nữ, so sánh kết quả thai và sơ sinh giữa nhóm chứng (<30 tuổi) và nhóm có tuổi mẹ cao hơn (30 –34, 35–37, 38–40, 41–43 và 44–50 tuổi).
Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng trong chu kỳ FET đầu tiên theo chiến lược trữ đông toàn bộ có sự gia tăng đáng kể tỷ lệ sẩy thai khi tuổi mẹ tăng lên, trong khi đó tỷ lệ làm tổ, thai lâm sàng, đa thai và tỷ lệ trẻ sinh sống giảm đáng kể khi tuổi mẹ tăng lên với mức giảm rõ rệt nhất ở nhóm tuổi 35–37 và 38–40 (LBR: 51,12% ở < 30 tuổi, 43,86% ở 30–34 tuổi, 41,64% ở 35–37 tuổi, 25,67% ở 38–40 tuổi, 15,58% ở 40–43 tuổi và 4,78% ở 44–50 tuổi). Tỷ lệ thai ngoài tử cung là tương đương giữa các nhóm, ngoại trừ tỷ lệ này cao hơn một chút ở nhóm <30 tuổi so với nhóm 44–50 tuổi (4,02% so với 0%). Bên cạnh đó, tỷ lệ sinh non, sinh cực non, nhẹ cân, rất nhẹ cân, đủ tháng, thiếu tháng và macrosomia là tương đương giữa các nhóm nghiên cứu.
Nghiên cứu chỉ ra rằng việc tăng tuổi mẹ có tác động bất lợi đến kết quả thai kỳ trong chiến lược trữ đông toàn bộ. Bên cạnh đó, nghiên cứu nhận thấy rằng không có mối liên quan rõ ràng giữa tuổi mẹ và các kết cục bất lợi ở trẻ sơ sinh trong các trường hợp mang thai từ chu kỳ FET với chiến lược trữ đông toàn bộ. Những phát hiện này có ý nghĩa đối với cả phụ nữ trong độ tuổi sinh sản đang điều trị ART và các chuyên gia lâm sàng chịu trách nhiệm điều trị cho họ.
Tài liệu tham khảo: Jiaying Lin, Jialyu Huang, Qianqian Zhu và cộng sự. Effect of Maternal Age on Pregnancy or Neonatal Outcomes Among 4,958 Infertile Women Using a Freeze-All Strategy. Frontiers in Medicine. 2020.
Những phương pháp bảo quản lạnh ngày càng được tiêu chuẩn hóa và đáng tin cậy hơn, việc trữ đông phôi đã trở thành một chiến lược ngày càng phổ biến trong những chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm (in vitro fertilization - IVF), với nhiều cơ sở thực hiện chiến lược trữ đông toàn bộ (freeze-all strategy). Với các chu kỳ chuyển phôi đông lạnh-rã đông (frozen–thawed embryo transfer - FET), một số nghiên cứu đã gợi ý rằng các trường hợp mang đơn thai có nhiều khả năng dẫn đến tỷ lệ trẻ sinh sống (live birth rate - LBR) thấp hơn so với các chiến lược chuyển phôi tươi. Tuy nhiên, trong một phân tích tổng hợp các phát hiện từ 11 nghiên cứu quan sát, xác định rằng FET có liên quan đến việc giảm nguy cơ sinh nhẹ cân (low birth weight - LBW), sinh non (preterm delivery - PTD) và tử vong chu sinh hơn so với các trường hợp mang thai từ chuyển phôi tươi. Bên cạnh đó, công nghệ hỗ trợ sinh sản (Assisted reproductive technologies - ART) thường được thực hiện nhiều nhất ở phụ nữ ở độ tuổi ngoài 30, nhưng việc ngày càng có nhiều biện pháp tránh thai và các xu hướng thay đổi khác liên quan đến các kỳ vọng cá nhân và nghề nghiệp đã dẫn đến độ tuổi ngày càng tăng của những phụ nữ mong muốn có con. Điều này dẫn đến nhu cầu sử dụng ART ngày càng tăng ở phụ nữ, với độ tuổi trung bình của phụ nữ sinh con đã tăng trên toàn cầu từ đầu những năm 20 đến đầu những năm 30 trong những thập kỷ gần đây. Tuổi mẹ tăng cao là một yếu tố nguy cơ làm tăng tỷ lệ không thành công ở mẹ và kết quả không tốt ở trẻ sơ sinh, bao gồm PTD, LBW và tuổi thai nhỏ (small-for-gestational age - SGA) ở những phụ nữ đã thụ thai tự nhiên. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa hiểu rõ về tuổi tác ảnh hưởng như thế nào đến nguy cơ các kết cục như vậy ở các thai kỳ điều trị ART. Các nghiên cứu đã hoàn thành cho đến nay phần lớn đã đánh giá kết quả của các chu kỳ chuyển phôi tươi và không đánh giá liệu nồng độ estrogen cao trong COH có thể có tác động tiêu cực đến nội mạc tử cung hay không. Do đó, có thể kết quả thai có nguồn gốc từ FET có thể khác đáng kể so với kết quả từ chuyển phôi tươi do môi trường nội mạc tử cung sinh lý hơn, có khả năng dẫn đến kết quả tốt hơn cho mẹ và trẻ sơ sinh. Do đó, Jiaying Lin và cộng sự đã thực hiện một phân tích toàn diện về tuổi của mẹ ảnh hưởng như thế nào đến kết quả thai và sơ sinh đối với các ca sinh một con trong chu kì FET với chiến lược trữ đông toàn bộ.
Nghiên cứu phân tích hồi cứu trên 4.958 phụ nữ, so sánh kết quả thai và sơ sinh giữa nhóm chứng (<30 tuổi) và nhóm có tuổi mẹ cao hơn (30 –34, 35–37, 38–40, 41–43 và 44–50 tuổi).
Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng trong chu kỳ FET đầu tiên theo chiến lược trữ đông toàn bộ có sự gia tăng đáng kể tỷ lệ sẩy thai khi tuổi mẹ tăng lên, trong khi đó tỷ lệ làm tổ, thai lâm sàng, đa thai và tỷ lệ trẻ sinh sống giảm đáng kể khi tuổi mẹ tăng lên với mức giảm rõ rệt nhất ở nhóm tuổi 35–37 và 38–40 (LBR: 51,12% ở < 30 tuổi, 43,86% ở 30–34 tuổi, 41,64% ở 35–37 tuổi, 25,67% ở 38–40 tuổi, 15,58% ở 40–43 tuổi và 4,78% ở 44–50 tuổi). Tỷ lệ thai ngoài tử cung là tương đương giữa các nhóm, ngoại trừ tỷ lệ này cao hơn một chút ở nhóm <30 tuổi so với nhóm 44–50 tuổi (4,02% so với 0%). Bên cạnh đó, tỷ lệ sinh non, sinh cực non, nhẹ cân, rất nhẹ cân, đủ tháng, thiếu tháng và macrosomia là tương đương giữa các nhóm nghiên cứu.
Nghiên cứu chỉ ra rằng việc tăng tuổi mẹ có tác động bất lợi đến kết quả thai kỳ trong chiến lược trữ đông toàn bộ. Bên cạnh đó, nghiên cứu nhận thấy rằng không có mối liên quan rõ ràng giữa tuổi mẹ và các kết cục bất lợi ở trẻ sơ sinh trong các trường hợp mang thai từ chu kỳ FET với chiến lược trữ đông toàn bộ. Những phát hiện này có ý nghĩa đối với cả phụ nữ trong độ tuổi sinh sản đang điều trị ART và các chuyên gia lâm sàng chịu trách nhiệm điều trị cho họ.
Tài liệu tham khảo: Jiaying Lin, Jialyu Huang, Qianqian Zhu và cộng sự. Effect of Maternal Age on Pregnancy or Neonatal Outcomes Among 4,958 Infertile Women Using a Freeze-All Strategy. Frontiers in Medicine. 2020.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Theo dõi dị tật bẩm sinh sau công nghệ hỗ trợ sinh sản ở Bắc Kinh: một nghiên cứu đoàn hệ dựa trên dân số - Ngày đăng: 30-10-2021
Cập nhật khuyến cáo của cdc 2021 về sàng lọc các bệnh lây truyền qua đường tình dục (phần 2) - Ngày đăng: 30-10-2021
Cập nhật khuyến cáo của cdc 2021 về sàng lọc các bệnh lây truyền qua đường tình dục (phần 1) - Ngày đăng: 30-10-2021
Tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp về ảnh hưởng của IMSI đến tỉ lệ trẻ dị tật bẩm sinh - Ngày đăng: 30-10-2021
Đánh giá ảnh hưởng của thời gian làm việc theo ca và chất lượng giấc ngủ lên các thông số tinh dịch ở nam giới khám hiếm muộn - Ngày đăng: 30-10-2021
So sánh đông lạnh nhanh và thủy tinh hóa trong đông lạnh tinh trùng người bằng cách sử dụng sucrose trong hệ thống cọng rạ kín - Ngày đăng: 30-10-2021
Sự dư thừa Fibronectin-1 trong cơ chế bệnh sinh của biến chứng tiền sản giật thông qua thúc đẩy quá trình apoptosis và quá trình tự thực bào ở các tế bào nội mô thành mạch - Ngày đăng: 26-10-2021
Điều hoà giảm biểu hiện aromatase đóng vai trò kép trong biến chứng tiền sản giật - Ngày đăng: 26-10-2021
Tỉ lệ noãn có bào tương hạt cao hơn ở những phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung ở buồng trứng trong các chu kỳ ICSI - Ngày đăng: 26-10-2021
Cập nhật mới về ảnh hưởng của COVID-19 đối với sinh sản nam giới - Ngày đăng: 26-10-2021
SARS-CoV-2 và nhau thai: những quan điểm mới - Ngày đăng: 26-10-2021
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK