Tin tức
on Sunday 31-10-2021 8:45am
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Nguyễn Thị Ngọc Huệ - IVFMD Bình Dương
Trong hỗ trợ sinh sản, các phương pháp chuẩn bị tinh trùng nhằm mục đích phân lập tinh trùng có khả năng di động tốt và hình thái bình thường từ mẫu tinh dịch được sử dụng phổ biến là thang nồng độ và swim up. Mặc dù việc chuẩn bị tinh trùng là cần thiết trong thụ tinh trong ống nghiệm, tuy nhiên quá trình ICSI chỉ có một tinh trùng di động được tiêm vào noãn, việc lựa chọn này mang tính chủ quan và rất khó để chọn ra một tinh trùng tốt nhất cho ICSI. Do đó, một số quan điểm cho rằng việc lựa chọn tinh trùng nên dựa trên khả năng gắn kết của tinh trùng với ZP (zona pellucida) của noãn nhằm khắc phục những nhược điểm trong chuẩn bị tinh trùng thông thường. Đây cũng là bước chọn lọc tự nhiên trước khi tinh trùng được tiêm vào bào tương noãn bởi tinh trùng có khả năng gắn kết với ZP sẽ có hình thái và cấu trúc nhân bình thường, vì vậy lựa chọn những tinh trùng này sẽ cho kết quả vượt trội hơn so với quần thể tinh trùng di động. Kết quả từ các nghiên cứu cho rằng sử dụng tinh trùng có khả năng liên kết với ZP có thể giúp cải thiện chất lượng phôi, tỉ lệ làm tổ và tỉ lệ thai so với ICSI thông thường, tuy nhiên một số kết quả khác cho thấy không có sự khác biệt về kết quả khi so sánh giữa hai phương pháp. Bắt nguồn từ các kết quả chưa đồng nhất giữa các nghiên cứu, bài tổng quan hệ thống này được nhóm tác giả thực hiện nhằm đánh giá mối tương quan giữa việc ICSI sử dụng tinh trùng có khả năng liên kết với ZP và kết quả lâm sàng.
Các nghiên cứu được công bố đến tháng 1 năm 2019 được tìm kiếm một cách có hệ thống trên cơ sở dữ liệu PubMed, Scopus và Cochrane. Kết quả tìm kiếm cho thấy 50 nghiên cứu phù hợp, thông qua việc sàng lọc các tiêu chí thỏa điều kiện, có tổng cộng 5 nghiên cứu đã được đưa vào phân tích tổng hợp.
Kết quả phân tích tổng hợp gộp tất cả dữ liệu cho thấy:
- Không có mối liên hệ nào giữa lựa chọn tinh trùng có khả năng liên kết ZP với tỉ lệ thụ tinh (p=0,443), chất lượng phôi (p= 0,107), tỉ lệ phôi chuyển (p= 0,636) nhưng có cải thiện một phần tỉ lệ làm tổ (p = 0,058).
- Tỉ lệ thai lâm sàng trên mỗi chu kỳ được so sánh giữa nhóm đối chứng và chọn lọc tinh trùng trong 4 nghiên cứu dao động từ 41,7% - 60,5% ở nhóm tinh trùng chọn lọc và từ 29% - 47,6% ở nhóm đối chứng. Tổng hợp phân tích tổng hợp của tất cả dữ liệu cho thấy không có mối tương quan nào giữa chọn lọc tinh trùng liên kết ZP và tỉ lệ thai lâm sàng (p = 0,074).
Như vậy, kết quả phân tích tổng hợp cho thấy ICSI sử dụng tinh trùng liên kết ZP có thể cải thiện một phần tỉ lệ làm tổ, nhưng không có cải thiện đáng kể với tỉ lệ thụ tinh, chất lượng phôi, tỉ lệ phôi chuyển và tỉ lệ thai lâm sàng.
Tài liệu tham khảo:
Izadi M, Khalili MA, Salehi-Abargouei A và cộng sự. Use of zona pellucida-bound spermatozoa as a natural selection in improvement of ICSI outcomes: A systematic review and meta-analysis. Andrologia. 2021 Jul;53(6):e14022.
Trong hỗ trợ sinh sản, các phương pháp chuẩn bị tinh trùng nhằm mục đích phân lập tinh trùng có khả năng di động tốt và hình thái bình thường từ mẫu tinh dịch được sử dụng phổ biến là thang nồng độ và swim up. Mặc dù việc chuẩn bị tinh trùng là cần thiết trong thụ tinh trong ống nghiệm, tuy nhiên quá trình ICSI chỉ có một tinh trùng di động được tiêm vào noãn, việc lựa chọn này mang tính chủ quan và rất khó để chọn ra một tinh trùng tốt nhất cho ICSI. Do đó, một số quan điểm cho rằng việc lựa chọn tinh trùng nên dựa trên khả năng gắn kết của tinh trùng với ZP (zona pellucida) của noãn nhằm khắc phục những nhược điểm trong chuẩn bị tinh trùng thông thường. Đây cũng là bước chọn lọc tự nhiên trước khi tinh trùng được tiêm vào bào tương noãn bởi tinh trùng có khả năng gắn kết với ZP sẽ có hình thái và cấu trúc nhân bình thường, vì vậy lựa chọn những tinh trùng này sẽ cho kết quả vượt trội hơn so với quần thể tinh trùng di động. Kết quả từ các nghiên cứu cho rằng sử dụng tinh trùng có khả năng liên kết với ZP có thể giúp cải thiện chất lượng phôi, tỉ lệ làm tổ và tỉ lệ thai so với ICSI thông thường, tuy nhiên một số kết quả khác cho thấy không có sự khác biệt về kết quả khi so sánh giữa hai phương pháp. Bắt nguồn từ các kết quả chưa đồng nhất giữa các nghiên cứu, bài tổng quan hệ thống này được nhóm tác giả thực hiện nhằm đánh giá mối tương quan giữa việc ICSI sử dụng tinh trùng có khả năng liên kết với ZP và kết quả lâm sàng.
Các nghiên cứu được công bố đến tháng 1 năm 2019 được tìm kiếm một cách có hệ thống trên cơ sở dữ liệu PubMed, Scopus và Cochrane. Kết quả tìm kiếm cho thấy 50 nghiên cứu phù hợp, thông qua việc sàng lọc các tiêu chí thỏa điều kiện, có tổng cộng 5 nghiên cứu đã được đưa vào phân tích tổng hợp.
Kết quả phân tích tổng hợp gộp tất cả dữ liệu cho thấy:
- Không có mối liên hệ nào giữa lựa chọn tinh trùng có khả năng liên kết ZP với tỉ lệ thụ tinh (p=0,443), chất lượng phôi (p= 0,107), tỉ lệ phôi chuyển (p= 0,636) nhưng có cải thiện một phần tỉ lệ làm tổ (p = 0,058).
- Tỉ lệ thai lâm sàng trên mỗi chu kỳ được so sánh giữa nhóm đối chứng và chọn lọc tinh trùng trong 4 nghiên cứu dao động từ 41,7% - 60,5% ở nhóm tinh trùng chọn lọc và từ 29% - 47,6% ở nhóm đối chứng. Tổng hợp phân tích tổng hợp của tất cả dữ liệu cho thấy không có mối tương quan nào giữa chọn lọc tinh trùng liên kết ZP và tỉ lệ thai lâm sàng (p = 0,074).
Như vậy, kết quả phân tích tổng hợp cho thấy ICSI sử dụng tinh trùng liên kết ZP có thể cải thiện một phần tỉ lệ làm tổ, nhưng không có cải thiện đáng kể với tỉ lệ thụ tinh, chất lượng phôi, tỉ lệ phôi chuyển và tỉ lệ thai lâm sàng.
Tài liệu tham khảo:
Izadi M, Khalili MA, Salehi-Abargouei A và cộng sự. Use of zona pellucida-bound spermatozoa as a natural selection in improvement of ICSI outcomes: A systematic review and meta-analysis. Andrologia. 2021 Jul;53(6):e14022.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Xác định các cytokine trong tinh tương liên quan đến tuổi bố và lối sống trong các trường hợp sẩy thai liên tiếp không rõ nguyên nhân - Ngày đăng: 31-10-2021
Mối liên quan giữa chỉ số khối cơ thể ở nữ giới với tỉ lệ phôi nang nguyên bội và tỉ lệ trẻ sinh sống - Ngày đăng: 31-10-2021
Công nghệ hỗ trợ sinh sản và rối loạn tăng huyết áp trong thai kỳ: tổng quan hệ thống và phân tích gộp - Ngày đăng: 31-10-2021
Ảnh hưởng của tuổi mẹ đến kết quả thai hoặc sơ sinh trong số 4.958 phụ nữ hiếm muộn sử dụng chiến lược trữ đông toàn bộ - Ngày đăng: 30-10-2021
Theo dõi dị tật bẩm sinh sau công nghệ hỗ trợ sinh sản ở Bắc Kinh: một nghiên cứu đoàn hệ dựa trên dân số - Ngày đăng: 30-10-2021
Cập nhật khuyến cáo của cdc 2021 về sàng lọc các bệnh lây truyền qua đường tình dục (phần 2) - Ngày đăng: 30-10-2021
Cập nhật khuyến cáo của cdc 2021 về sàng lọc các bệnh lây truyền qua đường tình dục (phần 1) - Ngày đăng: 30-10-2021
Tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp về ảnh hưởng của IMSI đến tỉ lệ trẻ dị tật bẩm sinh - Ngày đăng: 30-10-2021
Đánh giá ảnh hưởng của thời gian làm việc theo ca và chất lượng giấc ngủ lên các thông số tinh dịch ở nam giới khám hiếm muộn - Ngày đăng: 30-10-2021
So sánh đông lạnh nhanh và thủy tinh hóa trong đông lạnh tinh trùng người bằng cách sử dụng sucrose trong hệ thống cọng rạ kín - Ngày đăng: 30-10-2021
Sự dư thừa Fibronectin-1 trong cơ chế bệnh sinh của biến chứng tiền sản giật thông qua thúc đẩy quá trình apoptosis và quá trình tự thực bào ở các tế bào nội mô thành mạch - Ngày đăng: 26-10-2021
Điều hoà giảm biểu hiện aromatase đóng vai trò kép trong biến chứng tiền sản giật - Ngày đăng: 26-10-2021
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK