Tin tức
on Sunday 31-10-2021 8:47am
Danh mục: Tin quốc tế
ThS. Dương Nguyễn Duy Tuyền- IVFMD Bình Dương
Giới thiệu
Mẫu tinh dịch chứa nhiều tế bào bạch cầu (White Blood Cells – WBCs; leukocytospermia) hoặc nhiều hồng cầu (Red Blood Cells – RBCs; hematospermia) ảnh hưởng xấu đến chất lượng tinh trùng và khả năng sinh sản. Bạch cầu trong tinh dịch được xác định là tình trạng có nhiều bạch cầu hơn bình thường trong tinh dịch và được xác định bằng kính hiển vi, nhuộm hóa mô miễn dịch, sử dụng kháng thể đơn dòng, xét nghiệm Endt, xét nghiệm peroxidase, đo dòng chảy tế bào… Kháng sinh, chất chống viêm và chất chống oxi hóa đã được sử dụng trong điều trị bạch cầu trong tinh dịch, tuy nhiên, kết quả thu được rất khác nhau và hiện còn nhiều tranh luận. Ngược lại, hồng cầu trong tinh dịch được xác định là sự hiện diện RBCs trong tinh dịch xuất tinh. RBCs trong tinh dịch có khả năng ảnh hưởng đến khả năng thụ tinh của tinh trùng và được xác định bằng cách quan sát ở độ phóng đai cao khi phân tích tinh dịch. Đa phần, RBCs trong tinh dịch không có nguyên nhân rõ ràng và tự hết, tuy nhiên, cần kiểm tra tiết niệu để xác định chính xác nếu RBCs vẫn tồn tại trong tinh dịch trong thời gian dài. Việc trữ đông tinh trùng có hồng cầu và bạch cầu có thể gây ra những thay đổi có hại trong cấu trúc và chức năng của tinh trùng.
Bạch cầu trong tinh dịch
Bạch cầu có thể được tìm thấy trong toàn bộ hệ thống sinh sản của nam giới và phần lớn bắt nguồn từ mào tinh, nơi mà chúng đóng vai trò quan trọng trong giám sát miễn dịch và thực bào tinh trùng bất thường. Các dạng thường gặp của bạch cầu trong tinh dịch là bạch cầu hạt (granulocytes (50-60%)); đại thực bào (macrophage (20-30%)) và lympho-T (2-5%). Nam giới khỏe mạnh luôn có một lượng rất ít WBCs trong tinh dịch. Theo Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization-WHO) bạch cầu tinh dịch bất thường khi có >1x106 WBCs/ml trong tinh dịch. Bạch cầu trong tinh dịch có thể coi là một bệnh viêm nhiễm. Trong hầu hết các trường hợp, hội chứng nhiễm là thứ phát do rối loạn hệ vi khuẩn niệu sinh dục. Tuy nhiên, các nguyên nhân khác bao gồm nhiễm virut, giãn tĩnh mạch thừng tinh, hút thuốc lá, chấn thương tủy sống. Bạch cầu tinh dịch cao có thể gặp ở khoảng 30% nam giới vô sinh, tuy nhiên, khoảng 80% nam giới vô sinh có bạch cầu cao không phát hiện có nhiễm vi sinh vật trong tinh dịch.
Nam giới vô sinh thường có bạch cầu trong tinh dịch cao nhiều hơn người nam bình thường tuy nhiên, ảnh hưởng của bạch cầu cao đến chất lượng tinh trùng và khả năng sinh sản vẫn còn nhiều tranh luận. Nhiều nghiên cứu cho thấy bạch cầu ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sinh sản như: làm suy giảm quá trình sinh tinh và trưởng thành của tinh trùng; viêm sinh dục có thể làm suy giảm sinh tinh, suy giảm chức năng của tế bào Sertoli do thay đổi nồng độ cytokine; sản sinh gốc oxi hóa tự do (Reactive Oxygen Species-ROS) ảnh hưởng đến khả năng di động và DNA tinh trùng; tăng khiếm khuyết trong chức năng đuôi của tinh trùng; tăng tỷ lệ tinh trùng yếu, dị dạng và thoái hóa. Tuy nhiên, một phân tích gộp đánh giá tác động của bạch cầu trong tinh dịch cao ở nam giới điều trị hiếm muộn cho thấy không có sự thay đổi về khả năng sinh sản liên quan đến sự thay đổi chất lượng tinh dịch ở nhóm bệnh nhân này.
Bạch cầu tinh dịch cao có thể cản trở khả năng thụ tinh của tinh trùng bằng cách can thiệp vào phản ứng cực đầu và sự kết hợp của noãn và tinh trùng. Do đó, sự hiện diện của WBCs trong tinh dịch cần được xem là yếu tố dự đoán quan trọng cho sự thất bại thụ tinh và chuyển phôi (IVF-ET). Bạch cầu trong tinh dịch cao sinh ra ROS và interferon- γ có khả năng ức chế chức năng của tinh trùng và giảm tỷ lệ thụ tinh trong ống nghiệm, gây stress oxy hóa và tác động đến DNA tinh tinh trùng. Tuy nhiên, tác động của bạch cầu lên phân mảnh DNA tinh trùng còn nhiều tranh luận. Một số nghiên cứu cho thấy bạch cầu gây ra sự phân mảnh DNA tinh trùng trong khi những nghiên cứu khác thì không tìm thấy mối liên quan giữa phân mảnh DNA tinh trùng và quần thể bạch cầu trong tinh dịch.
Có nhiều phương pháp đánh giá bạch cầu trong tinh dịch, bao gồm xác định tế bào tròn, nhuộm hóa mô miễn dịch bằng kháng thể đơn dòng, xét nghiệm Endt, xét nghiệm peroxidase và đo dòng chảy tế bào, nuôi cấy tinh dịch.... Bạch cầu rất khó phân biện bằng mắt thường với tế bào mầm chưa trưởng thành trong mẫu tinh dịch khi đánh giá bằng kính hiển vị. Do đó, các xét nghiệm khẳng định được khuyến khích sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp. Mỗi phương pháp đánh giá có độ đặc hiệu, ưu nhược điểm khác nhau.
Dựa vào những nghiên cứu cho thấy tác dụng tiêu cực của tăng bạch cầu đối với kết quả IVF và ICSI nên một số quy trình trong labo cần loại bỏ bạch cầu khỏi tinh dịch trước khi đông lạnh tinh trùng hoặc sử dụng tinh trùng trong hỗ trợ sinh sản. Các phương pháp loại bỏ bạch cầu khỏi tinh dịch bao gồm bơi lên từ cặn rửa, lọc bằng sợi thủy tinh, lọc cơ học bằng bộ lọc vi hạt, ly tâm thang nồng độ, vi dòng chảy. Mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm khác nhau về mặt kỹ thuật, chi phí thực hiện và hiệu quả loại bỏ bạch cầu. Do vậy, phương pháp loại bỏ được lựa chọn tùy vào điều kiện và đặc điểm của mẫu tinh ịch.
Hồng cầu trong tinh dịch
Hồng cầu trong tinh dịch thường xuất hiện ở nam giới có độ tuổi từ 30-40 tuổi (trung bình 37 tuổi). Tỷ lệ mắc bạch cầu trong tinh dịch vào khoảng 1,0-1,5% trong tất cả các trường hợp liên quan đến tiết niệu, tuy nhiên, chưa xác định được tỷ lệ chính xác. Tình trạng này có thể xuất hiện một đợt duy nhất hoặc kéo dài trong khoảng thời gian trung bình 1-24 tháng. Mặc dù có nhiều cơ chế bệnh liên quan được báo cáo, nhưng khoảng 30-70% trường hợp không rõ nguyên nhân.
Rối loạn tinh hoàn, tuyến sinh dục, ống sinh dục, bàng quang… có thể dẫn đến xuất hiện hồng cầu trong tinh dịch. Những rối loạn này có thể do viêm, nhiễm trùng, tắt nghẽn ống dẫn, u nang, tác nhân hóa học, khối u, xạ trị, điều trị ung thu tiền liệt tuyến…
Hồng cầu trong tinh dịch có thể liên quan đến vô sinh. Nghiên cứu năm 2015 được thực hiện trên một số lượng lớn nam giới được đánh giá tinh dịch đồ do vô sinh cho thấy có 13,8% trong số này có hồng cầu trong tinh dịch. Các độc tố từ RBCs có thể ảnh hưởng đến khả năng thụ tinh của tinh trùng. Mẫu trữ đông có hồng cầu có thể gây suy giảm khả năng di động, ảnh hưởng đến acrosome của tinh trùng do sự tán huyết khi trữ - rã đông trong mẫu trữ đông.
Hồng cầu trong tinh dịch được phát hiện bằng kính hiển vi khi phân tích tinh dịch. Sự xuất hiện của hồng cầu cũng có thể làm thay đổi màu sắc của tinh dịch. Tùy vào khoảng thời gian xuất huyết, tinh dịch có thể có màu từ đỏ nhạt nếu có máu tươi, đến nâu sẫm hoặc đen với máu cũ. Việc chẩn đoán được hỗ trợ bằng siêu âm, chụp cắt lớp, chụp cộng hưởng từ, nội soi bàng quang… Các phương pháp lọc rửa tinh trùng như bơi lên, ly tâm thang nồng độ, vi dòng chảy cũng có thể sử dụng để loại bỏ hồng cầu trong tinh dịch khi thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.
Kết luận
Sự hiện diện của WBCs và RBCs trong tinh dịch có thể ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng và khả năng thụ tinh của tinh trùng. Việc sản sinh ROS là vấn đề nổi bật nhất và nghiêm trọng hơn khi những mẫu này chứa WBCs hoặc RBCs khi trữ đông. Việc kiểm tra thêm về tiết niệu là cần thiết để tìm ra nguyên nhân và tránh các rủi ro. Hiện nay, chưa có phương pháp hay chiến lược tối ưu trong việc quản lý mẫu tinh dịch có bạch cầu và hồng cầu cao. Tuy nhiên các chiến lược thích hợp để loại bỏ WBCs và RBCs trong mẫu tinh dịch có thể cải thiện kết quả hỗ trợ sinh sản.
Nguồn tham khảo: Khodamoradi, K., Kuchakulla, M., Narasimman, M., Khosravizadeh, Z., Ali, A., Brackett, N., Ibrahim, E., & Ramasamy, R. (2020). Laboratory and clinical management of leukocytospermia and hematospermia: a review. Therapeutic advances in reproductive health, 14, 2633494120922511. https://doi.org/10.1177/2633494120922511
Giới thiệu
Mẫu tinh dịch chứa nhiều tế bào bạch cầu (White Blood Cells – WBCs; leukocytospermia) hoặc nhiều hồng cầu (Red Blood Cells – RBCs; hematospermia) ảnh hưởng xấu đến chất lượng tinh trùng và khả năng sinh sản. Bạch cầu trong tinh dịch được xác định là tình trạng có nhiều bạch cầu hơn bình thường trong tinh dịch và được xác định bằng kính hiển vi, nhuộm hóa mô miễn dịch, sử dụng kháng thể đơn dòng, xét nghiệm Endt, xét nghiệm peroxidase, đo dòng chảy tế bào… Kháng sinh, chất chống viêm và chất chống oxi hóa đã được sử dụng trong điều trị bạch cầu trong tinh dịch, tuy nhiên, kết quả thu được rất khác nhau và hiện còn nhiều tranh luận. Ngược lại, hồng cầu trong tinh dịch được xác định là sự hiện diện RBCs trong tinh dịch xuất tinh. RBCs trong tinh dịch có khả năng ảnh hưởng đến khả năng thụ tinh của tinh trùng và được xác định bằng cách quan sát ở độ phóng đai cao khi phân tích tinh dịch. Đa phần, RBCs trong tinh dịch không có nguyên nhân rõ ràng và tự hết, tuy nhiên, cần kiểm tra tiết niệu để xác định chính xác nếu RBCs vẫn tồn tại trong tinh dịch trong thời gian dài. Việc trữ đông tinh trùng có hồng cầu và bạch cầu có thể gây ra những thay đổi có hại trong cấu trúc và chức năng của tinh trùng.
Bạch cầu trong tinh dịch
Bạch cầu có thể được tìm thấy trong toàn bộ hệ thống sinh sản của nam giới và phần lớn bắt nguồn từ mào tinh, nơi mà chúng đóng vai trò quan trọng trong giám sát miễn dịch và thực bào tinh trùng bất thường. Các dạng thường gặp của bạch cầu trong tinh dịch là bạch cầu hạt (granulocytes (50-60%)); đại thực bào (macrophage (20-30%)) và lympho-T (2-5%). Nam giới khỏe mạnh luôn có một lượng rất ít WBCs trong tinh dịch. Theo Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization-WHO) bạch cầu tinh dịch bất thường khi có >1x106 WBCs/ml trong tinh dịch. Bạch cầu trong tinh dịch có thể coi là một bệnh viêm nhiễm. Trong hầu hết các trường hợp, hội chứng nhiễm là thứ phát do rối loạn hệ vi khuẩn niệu sinh dục. Tuy nhiên, các nguyên nhân khác bao gồm nhiễm virut, giãn tĩnh mạch thừng tinh, hút thuốc lá, chấn thương tủy sống. Bạch cầu tinh dịch cao có thể gặp ở khoảng 30% nam giới vô sinh, tuy nhiên, khoảng 80% nam giới vô sinh có bạch cầu cao không phát hiện có nhiễm vi sinh vật trong tinh dịch.
Nam giới vô sinh thường có bạch cầu trong tinh dịch cao nhiều hơn người nam bình thường tuy nhiên, ảnh hưởng của bạch cầu cao đến chất lượng tinh trùng và khả năng sinh sản vẫn còn nhiều tranh luận. Nhiều nghiên cứu cho thấy bạch cầu ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sinh sản như: làm suy giảm quá trình sinh tinh và trưởng thành của tinh trùng; viêm sinh dục có thể làm suy giảm sinh tinh, suy giảm chức năng của tế bào Sertoli do thay đổi nồng độ cytokine; sản sinh gốc oxi hóa tự do (Reactive Oxygen Species-ROS) ảnh hưởng đến khả năng di động và DNA tinh trùng; tăng khiếm khuyết trong chức năng đuôi của tinh trùng; tăng tỷ lệ tinh trùng yếu, dị dạng và thoái hóa. Tuy nhiên, một phân tích gộp đánh giá tác động của bạch cầu trong tinh dịch cao ở nam giới điều trị hiếm muộn cho thấy không có sự thay đổi về khả năng sinh sản liên quan đến sự thay đổi chất lượng tinh dịch ở nhóm bệnh nhân này.
Bạch cầu tinh dịch cao có thể cản trở khả năng thụ tinh của tinh trùng bằng cách can thiệp vào phản ứng cực đầu và sự kết hợp của noãn và tinh trùng. Do đó, sự hiện diện của WBCs trong tinh dịch cần được xem là yếu tố dự đoán quan trọng cho sự thất bại thụ tinh và chuyển phôi (IVF-ET). Bạch cầu trong tinh dịch cao sinh ra ROS và interferon- γ có khả năng ức chế chức năng của tinh trùng và giảm tỷ lệ thụ tinh trong ống nghiệm, gây stress oxy hóa và tác động đến DNA tinh tinh trùng. Tuy nhiên, tác động của bạch cầu lên phân mảnh DNA tinh trùng còn nhiều tranh luận. Một số nghiên cứu cho thấy bạch cầu gây ra sự phân mảnh DNA tinh trùng trong khi những nghiên cứu khác thì không tìm thấy mối liên quan giữa phân mảnh DNA tinh trùng và quần thể bạch cầu trong tinh dịch.
Có nhiều phương pháp đánh giá bạch cầu trong tinh dịch, bao gồm xác định tế bào tròn, nhuộm hóa mô miễn dịch bằng kháng thể đơn dòng, xét nghiệm Endt, xét nghiệm peroxidase và đo dòng chảy tế bào, nuôi cấy tinh dịch.... Bạch cầu rất khó phân biện bằng mắt thường với tế bào mầm chưa trưởng thành trong mẫu tinh dịch khi đánh giá bằng kính hiển vị. Do đó, các xét nghiệm khẳng định được khuyến khích sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp. Mỗi phương pháp đánh giá có độ đặc hiệu, ưu nhược điểm khác nhau.
Dựa vào những nghiên cứu cho thấy tác dụng tiêu cực của tăng bạch cầu đối với kết quả IVF và ICSI nên một số quy trình trong labo cần loại bỏ bạch cầu khỏi tinh dịch trước khi đông lạnh tinh trùng hoặc sử dụng tinh trùng trong hỗ trợ sinh sản. Các phương pháp loại bỏ bạch cầu khỏi tinh dịch bao gồm bơi lên từ cặn rửa, lọc bằng sợi thủy tinh, lọc cơ học bằng bộ lọc vi hạt, ly tâm thang nồng độ, vi dòng chảy. Mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm khác nhau về mặt kỹ thuật, chi phí thực hiện và hiệu quả loại bỏ bạch cầu. Do vậy, phương pháp loại bỏ được lựa chọn tùy vào điều kiện và đặc điểm của mẫu tinh ịch.
Hồng cầu trong tinh dịch
Hồng cầu trong tinh dịch thường xuất hiện ở nam giới có độ tuổi từ 30-40 tuổi (trung bình 37 tuổi). Tỷ lệ mắc bạch cầu trong tinh dịch vào khoảng 1,0-1,5% trong tất cả các trường hợp liên quan đến tiết niệu, tuy nhiên, chưa xác định được tỷ lệ chính xác. Tình trạng này có thể xuất hiện một đợt duy nhất hoặc kéo dài trong khoảng thời gian trung bình 1-24 tháng. Mặc dù có nhiều cơ chế bệnh liên quan được báo cáo, nhưng khoảng 30-70% trường hợp không rõ nguyên nhân.
Rối loạn tinh hoàn, tuyến sinh dục, ống sinh dục, bàng quang… có thể dẫn đến xuất hiện hồng cầu trong tinh dịch. Những rối loạn này có thể do viêm, nhiễm trùng, tắt nghẽn ống dẫn, u nang, tác nhân hóa học, khối u, xạ trị, điều trị ung thu tiền liệt tuyến…
Hồng cầu trong tinh dịch có thể liên quan đến vô sinh. Nghiên cứu năm 2015 được thực hiện trên một số lượng lớn nam giới được đánh giá tinh dịch đồ do vô sinh cho thấy có 13,8% trong số này có hồng cầu trong tinh dịch. Các độc tố từ RBCs có thể ảnh hưởng đến khả năng thụ tinh của tinh trùng. Mẫu trữ đông có hồng cầu có thể gây suy giảm khả năng di động, ảnh hưởng đến acrosome của tinh trùng do sự tán huyết khi trữ - rã đông trong mẫu trữ đông.
Hồng cầu trong tinh dịch được phát hiện bằng kính hiển vi khi phân tích tinh dịch. Sự xuất hiện của hồng cầu cũng có thể làm thay đổi màu sắc của tinh dịch. Tùy vào khoảng thời gian xuất huyết, tinh dịch có thể có màu từ đỏ nhạt nếu có máu tươi, đến nâu sẫm hoặc đen với máu cũ. Việc chẩn đoán được hỗ trợ bằng siêu âm, chụp cắt lớp, chụp cộng hưởng từ, nội soi bàng quang… Các phương pháp lọc rửa tinh trùng như bơi lên, ly tâm thang nồng độ, vi dòng chảy cũng có thể sử dụng để loại bỏ hồng cầu trong tinh dịch khi thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.
Kết luận
Sự hiện diện của WBCs và RBCs trong tinh dịch có thể ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng và khả năng thụ tinh của tinh trùng. Việc sản sinh ROS là vấn đề nổi bật nhất và nghiêm trọng hơn khi những mẫu này chứa WBCs hoặc RBCs khi trữ đông. Việc kiểm tra thêm về tiết niệu là cần thiết để tìm ra nguyên nhân và tránh các rủi ro. Hiện nay, chưa có phương pháp hay chiến lược tối ưu trong việc quản lý mẫu tinh dịch có bạch cầu và hồng cầu cao. Tuy nhiên các chiến lược thích hợp để loại bỏ WBCs và RBCs trong mẫu tinh dịch có thể cải thiện kết quả hỗ trợ sinh sản.
Nguồn tham khảo: Khodamoradi, K., Kuchakulla, M., Narasimman, M., Khosravizadeh, Z., Ali, A., Brackett, N., Ibrahim, E., & Ramasamy, R. (2020). Laboratory and clinical management of leukocytospermia and hematospermia: a review. Therapeutic advances in reproductive health, 14, 2633494120922511. https://doi.org/10.1177/2633494120922511
Từ khóa: bạch cầu trong tinh dịch, hồng cầu trong tinh dịch, chất lượng tinh trùng, khả năng sinh sản
Các tin khác cùng chuyên mục:
Tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp khi sử dụng tinh trùng có khả năng liên kết với zona pellucida như một cách chọn lọc tự nhiên để cải thiện kết quả ICSI - Ngày đăng: 31-10-2021
Xác định các cytokine trong tinh tương liên quan đến tuổi bố và lối sống trong các trường hợp sẩy thai liên tiếp không rõ nguyên nhân - Ngày đăng: 31-10-2021
Mối liên quan giữa chỉ số khối cơ thể ở nữ giới với tỉ lệ phôi nang nguyên bội và tỉ lệ trẻ sinh sống - Ngày đăng: 31-10-2021
Công nghệ hỗ trợ sinh sản và rối loạn tăng huyết áp trong thai kỳ: tổng quan hệ thống và phân tích gộp - Ngày đăng: 31-10-2021
Ảnh hưởng của tuổi mẹ đến kết quả thai hoặc sơ sinh trong số 4.958 phụ nữ hiếm muộn sử dụng chiến lược trữ đông toàn bộ - Ngày đăng: 30-10-2021
Theo dõi dị tật bẩm sinh sau công nghệ hỗ trợ sinh sản ở Bắc Kinh: một nghiên cứu đoàn hệ dựa trên dân số - Ngày đăng: 30-10-2021
Cập nhật khuyến cáo của cdc 2021 về sàng lọc các bệnh lây truyền qua đường tình dục (phần 2) - Ngày đăng: 30-10-2021
Cập nhật khuyến cáo của cdc 2021 về sàng lọc các bệnh lây truyền qua đường tình dục (phần 1) - Ngày đăng: 30-10-2021
Tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp về ảnh hưởng của IMSI đến tỉ lệ trẻ dị tật bẩm sinh - Ngày đăng: 30-10-2021
Đánh giá ảnh hưởng của thời gian làm việc theo ca và chất lượng giấc ngủ lên các thông số tinh dịch ở nam giới khám hiếm muộn - Ngày đăng: 30-10-2021
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK