Tin tức
on Thursday 04-11-2021 11:20am
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Phạm Thị Kim Ngân - IVFMD Tân Bình
Ngày nay, bảo quản lạnh tinh trùng đã trở thành phương pháp hiệu quả để bảo tồn khả năng sinh sản cho nam giới. Các chỉ định cho bảo quản lạnh tinh trùng cũng ngày càng mở rộng như trữ lạnh tinh trùng cho mục đích hiến tặng hay trữ tinh trùng 'dự phòng' trong điều trị hiếm muộn. Tuy nhiên, quá trình bảo quản lạnh cũng mang đến những tổn thương nhất định cho tinh trùng. Nhằm cải thiện kết quả điều trị sau đông lạnh, các trung tâm thường tích hợp các kỹ thuật chuẩn bị tinh trùng vào quy trình bảo quản lạnh. Chuẩn bị tinh trùng thường được thực hiện sau quá trình đông lạnh – rã đông nhằm lựa chọn được tinh trùng có tiềm năng cao nhất cho quá trình thụ tinh cũng như loại bỏ môi trường bảo vệ lạnh (CPA) trước khi thụ tinh. Một số nghiên cứu trước đây cho thấy rằng, việc bảo quản lạnh tinh trùng cùng với tinh tương như vậy có thể chống lại các phản ứng oxy hóa diễn ra trong quá trình bảo quản lạnh nhờ vào một số hợp chất enzym và phi enzyme có trong tinh tương.
Tuy nhiên, khác với quan điểm trên, một số báo cáo khác đã chỉ ra rằng hoạt động bảo vệ của tinh tương là khác nhau giữa các cá thể và có tương quan thuận với chất lượng của tinh dịch. Điều này có thể giải thích cho việc tại sao ở những bệnh nhân hiếm muộn, tinh trùng của họ lại dễ bị tổn thương hơn dưới tác động của quá trình bảo quản lạnh so với những người có chất lượng tinh dịch bình thường. Trong những trường hợp này, tinh tương có thể chứa lượng gốc oxy hóa tự do lớn, có nguồn gốc từ các tế bào bạch cầu hay tinh trùng bất thường, làm hạn chế vai trò bảo vệ của tinh tương trong quá trình bảo quản lạnh, thậm chí gây ra các tác động bất lợi cho tinh trùng. Ngoài ra, độ nhớt bất thường ở một số mẫu tinh dịch có thể làm cản trở quá trình thẩm thấu CPA vào tinh trùng, làm giảm hiệu quả của quá trình đông lạnh. Dựa trên quan điểm này, nhiều tác giả đã tiến hành các nghiên cứu liên quan và đề xuất rằng nên chuẩn bị tinh trùng trước khi đông lạnh nhằm cải thiện những hạn chế trên. Tuy nhiên, cho đến nay, các kết quả vẫn còn nhiều mâu thuẫn và thiếu nhất quán. Do vậy, tác giả Androni và cộng sự (2021) đã tiến hành nghiên cứu này nhằm đánh giá “Liệu việc chọn lọc tinh trùng trước khi đông lạnh có thực sự cải thiện chất lượng tinh trùng hay không?”.
Nghiên cứu được tiến hành với 20 mẫu tinh dịch được hiến tặng từ những người đàn ông 25-50 tuổi với mật độ tinh trùng tối thiểu (15 × 106 tinh trùng/mL) và thể tích tối thiểu (1ml). Mẫu tinh dịch sẽ được phân tích bằng CASA và hệ thống Sperminator, sau đó mỗi mẫu được chia đều thành hai nhóm: chuẩn bị tinh trùng trước đông lạnh (prepared before freezing – PBF) và chuẩn bị tinh trùng sau đông lạnh (prepared after freezing – PAF). Đối với nhóm PAF, tinh dịch sẽ trải qua quá trình đông lạnh chậm bằng máy và đến khi sử dụng, mẫu sẽ được rã ở 37°C trong 5 phút sau đó được lọc rửa bằng phương pháp gradient. Đối với nhóm PBF, khác với PAF, tinh dịch sẽ được lọc rửa trước khi trữ và sau khi rã mẫu sẽ tiến hành loại CPA bằng cách pha loãng mẫu và ly tâm thu cặn. Các thông số tinh trùng sẽ được ghi nhận và tiến hành phân tích.
Kết quả thu được như sau:
- Chỉ số vận động trung bình - MI (với MI = vận tốc trung bình (AMS) x di động tiến tới (PM) /100) và tỷ lệ sống giảm đáng kể sau quá trình bảo quản lạnh ở cả hai nhóm PAF và PBF (P < 0,0001).
- Tỷ lệ tinh trùng đuôi cuộn tăng đáng kể sau quá trình bảo quản lạnh ở cả 2 nhóm (P < 0,0001).
- Không có sự khác biệt đáng kể về MI, tỷ lệ sống và tỷ lệ tinh trùng đuôi cuộn sau quá trình bảo quản lạnh giữa 2 nhóm PAF và PBF.
- Tổng số lượng tinh trùng ở 2 nhóm giảm đáng kể (P < 0,05).
- 16/20 mẫu có tỷ lệ tinh trùng sống cao hơn và 14/20 mẫu có tỷ lệ tinh trùng di động tiến tới cao hơn đáng kể ở nhóm PBF so với PAF (P < 0,05).
- Không có sự tương quan giữa tỷ lệ di động tiến tới và bất thường cuộn đuôi tinh trùng sau quá trình bảo quản lạnh (r = −0,333, P = 0,072).
Nghiên cứu cho thấy việc chuẩn bị tinh trùng trước đông lạnh mang lại kết quả tích cực hơn so với sau đông lạnh với tỷ lệ tinh trùng di động cao hơn. Quá trình bảo quản lạnh có thể thể làm gia tăng khiếm khuyết đuôi tinh trùng. Tuy nhiên, qua phân tích vẫn chưa thấy sự tương quan đáng kể giữa bất thường cuộn đuôi và di động tiến tới của tinh trùng sau quá trình bảo quản lạnh.
Nguồn: Androni, D. A., Dodds, S., Tomlinson, M., & Maalouf, W. E., Is pre-freeze sperm preparation more advantageous than post-freeze? Reproduction and Fertility 2021; 2. (1): 17-25.
Ngày nay, bảo quản lạnh tinh trùng đã trở thành phương pháp hiệu quả để bảo tồn khả năng sinh sản cho nam giới. Các chỉ định cho bảo quản lạnh tinh trùng cũng ngày càng mở rộng như trữ lạnh tinh trùng cho mục đích hiến tặng hay trữ tinh trùng 'dự phòng' trong điều trị hiếm muộn. Tuy nhiên, quá trình bảo quản lạnh cũng mang đến những tổn thương nhất định cho tinh trùng. Nhằm cải thiện kết quả điều trị sau đông lạnh, các trung tâm thường tích hợp các kỹ thuật chuẩn bị tinh trùng vào quy trình bảo quản lạnh. Chuẩn bị tinh trùng thường được thực hiện sau quá trình đông lạnh – rã đông nhằm lựa chọn được tinh trùng có tiềm năng cao nhất cho quá trình thụ tinh cũng như loại bỏ môi trường bảo vệ lạnh (CPA) trước khi thụ tinh. Một số nghiên cứu trước đây cho thấy rằng, việc bảo quản lạnh tinh trùng cùng với tinh tương như vậy có thể chống lại các phản ứng oxy hóa diễn ra trong quá trình bảo quản lạnh nhờ vào một số hợp chất enzym và phi enzyme có trong tinh tương.
Tuy nhiên, khác với quan điểm trên, một số báo cáo khác đã chỉ ra rằng hoạt động bảo vệ của tinh tương là khác nhau giữa các cá thể và có tương quan thuận với chất lượng của tinh dịch. Điều này có thể giải thích cho việc tại sao ở những bệnh nhân hiếm muộn, tinh trùng của họ lại dễ bị tổn thương hơn dưới tác động của quá trình bảo quản lạnh so với những người có chất lượng tinh dịch bình thường. Trong những trường hợp này, tinh tương có thể chứa lượng gốc oxy hóa tự do lớn, có nguồn gốc từ các tế bào bạch cầu hay tinh trùng bất thường, làm hạn chế vai trò bảo vệ của tinh tương trong quá trình bảo quản lạnh, thậm chí gây ra các tác động bất lợi cho tinh trùng. Ngoài ra, độ nhớt bất thường ở một số mẫu tinh dịch có thể làm cản trở quá trình thẩm thấu CPA vào tinh trùng, làm giảm hiệu quả của quá trình đông lạnh. Dựa trên quan điểm này, nhiều tác giả đã tiến hành các nghiên cứu liên quan và đề xuất rằng nên chuẩn bị tinh trùng trước khi đông lạnh nhằm cải thiện những hạn chế trên. Tuy nhiên, cho đến nay, các kết quả vẫn còn nhiều mâu thuẫn và thiếu nhất quán. Do vậy, tác giả Androni và cộng sự (2021) đã tiến hành nghiên cứu này nhằm đánh giá “Liệu việc chọn lọc tinh trùng trước khi đông lạnh có thực sự cải thiện chất lượng tinh trùng hay không?”.
Nghiên cứu được tiến hành với 20 mẫu tinh dịch được hiến tặng từ những người đàn ông 25-50 tuổi với mật độ tinh trùng tối thiểu (15 × 106 tinh trùng/mL) và thể tích tối thiểu (1ml). Mẫu tinh dịch sẽ được phân tích bằng CASA và hệ thống Sperminator, sau đó mỗi mẫu được chia đều thành hai nhóm: chuẩn bị tinh trùng trước đông lạnh (prepared before freezing – PBF) và chuẩn bị tinh trùng sau đông lạnh (prepared after freezing – PAF). Đối với nhóm PAF, tinh dịch sẽ trải qua quá trình đông lạnh chậm bằng máy và đến khi sử dụng, mẫu sẽ được rã ở 37°C trong 5 phút sau đó được lọc rửa bằng phương pháp gradient. Đối với nhóm PBF, khác với PAF, tinh dịch sẽ được lọc rửa trước khi trữ và sau khi rã mẫu sẽ tiến hành loại CPA bằng cách pha loãng mẫu và ly tâm thu cặn. Các thông số tinh trùng sẽ được ghi nhận và tiến hành phân tích.
Kết quả thu được như sau:
- Chỉ số vận động trung bình - MI (với MI = vận tốc trung bình (AMS) x di động tiến tới (PM) /100) và tỷ lệ sống giảm đáng kể sau quá trình bảo quản lạnh ở cả hai nhóm PAF và PBF (P < 0,0001).
- Tỷ lệ tinh trùng đuôi cuộn tăng đáng kể sau quá trình bảo quản lạnh ở cả 2 nhóm (P < 0,0001).
- Không có sự khác biệt đáng kể về MI, tỷ lệ sống và tỷ lệ tinh trùng đuôi cuộn sau quá trình bảo quản lạnh giữa 2 nhóm PAF và PBF.
- Tổng số lượng tinh trùng ở 2 nhóm giảm đáng kể (P < 0,05).
- 16/20 mẫu có tỷ lệ tinh trùng sống cao hơn và 14/20 mẫu có tỷ lệ tinh trùng di động tiến tới cao hơn đáng kể ở nhóm PBF so với PAF (P < 0,05).
- Không có sự tương quan giữa tỷ lệ di động tiến tới và bất thường cuộn đuôi tinh trùng sau quá trình bảo quản lạnh (r = −0,333, P = 0,072).
Nghiên cứu cho thấy việc chuẩn bị tinh trùng trước đông lạnh mang lại kết quả tích cực hơn so với sau đông lạnh với tỷ lệ tinh trùng di động cao hơn. Quá trình bảo quản lạnh có thể thể làm gia tăng khiếm khuyết đuôi tinh trùng. Tuy nhiên, qua phân tích vẫn chưa thấy sự tương quan đáng kể giữa bất thường cuộn đuôi và di động tiến tới của tinh trùng sau quá trình bảo quản lạnh.
Nguồn: Androni, D. A., Dodds, S., Tomlinson, M., & Maalouf, W. E., Is pre-freeze sperm preparation more advantageous than post-freeze? Reproduction and Fertility 2021; 2. (1): 17-25.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đối với thời kỳ đầu mang thai: tỷ lệ sẩy thai có thay đổi ở phụ nữ nhiễm virus không có triệu chứng? - Ngày đăng: 02-11-2021
Thuật toán máy học dùng pH nội bào của tinh trùng tiên lượng tỉ lệ thành công của thụ tinh ống nghiệm cổ điển ở nam giới bình thường - Ngày đăng: 31-10-2021
Tác động của lạc nội mạc tử cung lên hình thái noãn trong IVF-ICSI: một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu với hơn 6000 noãn trưởng thành - Ngày đăng: 31-10-2021
Tổng quan về quản lý trong labo và lâm sàng liên quan đến bạch cầu và hồng cầu cao trong tinh dịch - Ngày đăng: 31-10-2021
Tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp khi sử dụng tinh trùng có khả năng liên kết với zona pellucida như một cách chọn lọc tự nhiên để cải thiện kết quả ICSI - Ngày đăng: 31-10-2021
Xác định các cytokine trong tinh tương liên quan đến tuổi bố và lối sống trong các trường hợp sẩy thai liên tiếp không rõ nguyên nhân - Ngày đăng: 31-10-2021
Mối liên quan giữa chỉ số khối cơ thể ở nữ giới với tỉ lệ phôi nang nguyên bội và tỉ lệ trẻ sinh sống - Ngày đăng: 31-10-2021
Công nghệ hỗ trợ sinh sản và rối loạn tăng huyết áp trong thai kỳ: tổng quan hệ thống và phân tích gộp - Ngày đăng: 31-10-2021
Ảnh hưởng của tuổi mẹ đến kết quả thai hoặc sơ sinh trong số 4.958 phụ nữ hiếm muộn sử dụng chiến lược trữ đông toàn bộ - Ngày đăng: 30-10-2021
Theo dõi dị tật bẩm sinh sau công nghệ hỗ trợ sinh sản ở Bắc Kinh: một nghiên cứu đoàn hệ dựa trên dân số - Ngày đăng: 30-10-2021
Cập nhật khuyến cáo của cdc 2021 về sàng lọc các bệnh lây truyền qua đường tình dục (phần 2) - Ngày đăng: 30-10-2021
Cập nhật khuyến cáo của cdc 2021 về sàng lọc các bệnh lây truyền qua đường tình dục (phần 1) - Ngày đăng: 30-10-2021
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK