Tin tức
on Thursday 04-11-2021 11:12am
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Nguyễn Thị Minh Phượng - BV Mỹ Đức Tân Bình
Trong quá trình thụ tinh khi tinh trùng và noãn kết hợp với nhau, phân tử phospholipase C zeta (PLCζ) từ tinh trùng được giải phóng thủy phân phosphatidylinositol 4,5-bisphosphate thành diacylglycerol và inositol 1,4,5 trisphosphate (IP3) trên lưới nội chất (ER), kết quả giải phóng Ca2+. Sự gia tăng nồng độ Ca2+ nội bào dẫn tới một loạt sự kiện sau đó như phản ứng hạt vỏ, hình thành tiền nhân, tái khởi động giảm phân cho phép noãn được hoạt hóa trở lại, quá trình thụ tinh thành công và phát triển thành phôi sau đó.
Hiện nay, ICSI đã giúp tăng tỷ lệ thành công của các chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm, tuy nhiên vẫn có khoảng 1-5% quá trình thụ tinh không diễn ra trong tất cả các chu kỳ. Nguyên nhân chủ yếu đến từ noãn thiếu hụt sự hoạt hóa (oocyte activation deficiency – OAD). OAD được đánh giá thông qua thử nghiệm hoạt hóa noãn chuột (the mouse oocyte activation test – MOAT), phân tích nồng độ Ca2+ của noãn chuột (mouse oocyte Ca2+ analysis – MOAC), thông qua các phương pháp này để tìm được nguyên nhân và đưa ra lời khuyên thích hợp cho bệnh nhân. Phương pháp tăng nồng độ Ca2+ trong noãn một cách nhân tạo (assisted oocyte activation – AOA) giúp giải quyết vấn đề thiếu hụt tiềm năng hoạt hóa.
Quá trình thủy tinh hóa được nhận thấy ảnh hưởng trực tiếp tới các cấu trúc ty thể, ER và kết quả dẫn tới sự xáo trộn trong chu trình Ca2+ ảnh hưởng tới khả năng hoạt hóa của noãn. Các chất bảo vệ đông lạnh (CPA) như: ethylene glycol (EG) và dimethylsulfoxide (DMSO) đã được chứng minh gây ra hiện tượng “cứng” zona pellucida được biết đến là cơ chế ngăn chặn sự đa thụ tinh bằng cách tác động lên ER. Đây có thể là nguyên nhân dẫn tới sự suy giảm khả năng hoạt hóa của noãn do sự cạn kiệt Ca2+ nội bào từ các noãn thủy tinh hóa.
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích đánh giá các noãn chuột đã trải qua quá trình thủy tinh hóa cho mục đích chẩn đoán (thử nghiệm MOAT và MOAC) thông qua đánh giá tác động của quá trình thủy tinh hóa lên động học Ca2+, nồng độ Ca2+ nội bào, tiềm năng hoạt hóa và phát triển của noãn.
Nghiên cứu sử dụng chuột cái B6D2F1, ảnh hưởng của quá trình thủy tinh hóa tế bào noãn chuột được đánh giá và so sánh với tế bào noãn chuột tươi. Hàm lượng dự trữ Ca2+ của lưới nội chất được xác định tại các thời điểm khác nhau trong quy trình rã đông. Sự hoạt hóa được đánh giá qua 3 nhóm: (i) tiếp xúc với SrCl2 (10 mM), (ii) tiếp xúc với ionomycin (10 μM), (iii) tiếp xúc hai lần với ionomycin.
Một số kết quả thu nhận được:
Nguồn: Bonte, D., Thys, V., De Sutter, P., Boel, A., Leybaert, L., & Heindryckx, B. (2020). Vitrification negatively affects the Ca2+-releasing and activation potential of mouse oocytes, but vitrified oocytes are potentially useful for diagnostic purposes. Reproductive biomedicine online, 40(1), 13-25.
Trong quá trình thụ tinh khi tinh trùng và noãn kết hợp với nhau, phân tử phospholipase C zeta (PLCζ) từ tinh trùng được giải phóng thủy phân phosphatidylinositol 4,5-bisphosphate thành diacylglycerol và inositol 1,4,5 trisphosphate (IP3) trên lưới nội chất (ER), kết quả giải phóng Ca2+. Sự gia tăng nồng độ Ca2+ nội bào dẫn tới một loạt sự kiện sau đó như phản ứng hạt vỏ, hình thành tiền nhân, tái khởi động giảm phân cho phép noãn được hoạt hóa trở lại, quá trình thụ tinh thành công và phát triển thành phôi sau đó.
Hiện nay, ICSI đã giúp tăng tỷ lệ thành công của các chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm, tuy nhiên vẫn có khoảng 1-5% quá trình thụ tinh không diễn ra trong tất cả các chu kỳ. Nguyên nhân chủ yếu đến từ noãn thiếu hụt sự hoạt hóa (oocyte activation deficiency – OAD). OAD được đánh giá thông qua thử nghiệm hoạt hóa noãn chuột (the mouse oocyte activation test – MOAT), phân tích nồng độ Ca2+ của noãn chuột (mouse oocyte Ca2+ analysis – MOAC), thông qua các phương pháp này để tìm được nguyên nhân và đưa ra lời khuyên thích hợp cho bệnh nhân. Phương pháp tăng nồng độ Ca2+ trong noãn một cách nhân tạo (assisted oocyte activation – AOA) giúp giải quyết vấn đề thiếu hụt tiềm năng hoạt hóa.
Quá trình thủy tinh hóa được nhận thấy ảnh hưởng trực tiếp tới các cấu trúc ty thể, ER và kết quả dẫn tới sự xáo trộn trong chu trình Ca2+ ảnh hưởng tới khả năng hoạt hóa của noãn. Các chất bảo vệ đông lạnh (CPA) như: ethylene glycol (EG) và dimethylsulfoxide (DMSO) đã được chứng minh gây ra hiện tượng “cứng” zona pellucida được biết đến là cơ chế ngăn chặn sự đa thụ tinh bằng cách tác động lên ER. Đây có thể là nguyên nhân dẫn tới sự suy giảm khả năng hoạt hóa của noãn do sự cạn kiệt Ca2+ nội bào từ các noãn thủy tinh hóa.
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích đánh giá các noãn chuột đã trải qua quá trình thủy tinh hóa cho mục đích chẩn đoán (thử nghiệm MOAT và MOAC) thông qua đánh giá tác động của quá trình thủy tinh hóa lên động học Ca2+, nồng độ Ca2+ nội bào, tiềm năng hoạt hóa và phát triển của noãn.
Nghiên cứu sử dụng chuột cái B6D2F1, ảnh hưởng của quá trình thủy tinh hóa tế bào noãn chuột được đánh giá và so sánh với tế bào noãn chuột tươi. Hàm lượng dự trữ Ca2+ của lưới nội chất được xác định tại các thời điểm khác nhau trong quy trình rã đông. Sự hoạt hóa được đánh giá qua 3 nhóm: (i) tiếp xúc với SrCl2 (10 mM), (ii) tiếp xúc với ionomycin (10 μM), (iii) tiếp xúc hai lần với ionomycin.
Một số kết quả thu nhận được:
- Sau khi thực hiện tiêm tinh trùng người vào noãn chuột, tỷ lệ thụ tinh không khác biệt khi noãn rã đông (p>0,05).
- Dao động Ca2+ khi tác dụng với SrCl2 và ionomycin đều thay đổi (giảm) do tác động của quá trình đông lạnh bằng phương pháp thủy tinh hóa.
- Sự hoạt hóa và khả năng phát triển tới giai đoạn phôi nang:
- Tiếp xúc với SrCl2: các kết quả tương tự nhau ở nhóm noãn tươi và thủy tinh hóa
- Tiếp xúc với ionomycin (1 hoặc 2 lần): kém hiệu quả hơn ở nhóm noãn thủy tinh hóa
- CPA trong môi trường thủy tinh hóa làm giảm nồng độ Ca2+ lưu trữ ở ER, bổ sung Ca2+ vào môi trường rã noãn giúp noãn phục hồi khả năng hoạt hóa (>90%).
Nguồn: Bonte, D., Thys, V., De Sutter, P., Boel, A., Leybaert, L., & Heindryckx, B. (2020). Vitrification negatively affects the Ca2+-releasing and activation potential of mouse oocytes, but vitrified oocytes are potentially useful for diagnostic purposes. Reproductive biomedicine online, 40(1), 13-25.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Chuẩn bị tinh trùng trước đông lạnh có tốt hơn sau đông lạnh không? - Ngày đăng: 04-11-2021
Ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đối với thời kỳ đầu mang thai: tỷ lệ sẩy thai có thay đổi ở phụ nữ nhiễm virus không có triệu chứng? - Ngày đăng: 02-11-2021
Thuật toán máy học dùng pH nội bào của tinh trùng tiên lượng tỉ lệ thành công của thụ tinh ống nghiệm cổ điển ở nam giới bình thường - Ngày đăng: 31-10-2021
Tác động của lạc nội mạc tử cung lên hình thái noãn trong IVF-ICSI: một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu với hơn 6000 noãn trưởng thành - Ngày đăng: 31-10-2021
Tổng quan về quản lý trong labo và lâm sàng liên quan đến bạch cầu và hồng cầu cao trong tinh dịch - Ngày đăng: 31-10-2021
Tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp khi sử dụng tinh trùng có khả năng liên kết với zona pellucida như một cách chọn lọc tự nhiên để cải thiện kết quả ICSI - Ngày đăng: 31-10-2021
Xác định các cytokine trong tinh tương liên quan đến tuổi bố và lối sống trong các trường hợp sẩy thai liên tiếp không rõ nguyên nhân - Ngày đăng: 31-10-2021
Mối liên quan giữa chỉ số khối cơ thể ở nữ giới với tỉ lệ phôi nang nguyên bội và tỉ lệ trẻ sinh sống - Ngày đăng: 31-10-2021
Công nghệ hỗ trợ sinh sản và rối loạn tăng huyết áp trong thai kỳ: tổng quan hệ thống và phân tích gộp - Ngày đăng: 31-10-2021
Ảnh hưởng của tuổi mẹ đến kết quả thai hoặc sơ sinh trong số 4.958 phụ nữ hiếm muộn sử dụng chiến lược trữ đông toàn bộ - Ngày đăng: 30-10-2021
Theo dõi dị tật bẩm sinh sau công nghệ hỗ trợ sinh sản ở Bắc Kinh: một nghiên cứu đoàn hệ dựa trên dân số - Ngày đăng: 30-10-2021
Cập nhật khuyến cáo của cdc 2021 về sàng lọc các bệnh lây truyền qua đường tình dục (phần 2) - Ngày đăng: 30-10-2021
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK