Tin tức
on Monday 25-03-2019 10:12pm
Danh mục: Tin quốc tế
Lê Thị Thu Thảo – Chuyên viên phôi học – IVFMD Tân Bình
Cho đến hiện tại, lựa chọn phôi tốt chủ yếu vẫn dựa trên hình thái và động học của phôi. Các tiêu chí này vẫn còn hạn chế và không cung cấp nhiều thông tin để tăng khả năng lựa chọn phôi. Vì vậy, việc đánh giá tiềm năng của phôi cũng dựa trên chất lượng từ noãn. Hướng tiếp cận nghiên cứu cụm tế bào cumulus granulosa (CGCs) bao quanh noãn là một trong những phương pháp được lựa chọn không xâm lấn để đánh giá chất lượng noãn và tiềm năng phát triển phôi. Trong nghiên cứu của Taugourdeau và các cộng sự, nhóm tác giả đánh giá mối liên hệ giữa số lượng mtDNA (DNA ty thể) ở CGCs xung quanh noãn với tiềm năng làm tổ của phôi.
Nghiên cứu thực hiện trên 84 khối phức hợp oocyte-cumulus-complexes (COCs) được thu nhận từ 71 bệnh nhân tham gia thực hiện ICSI. Tách COC bằng hyaluronidase và thu hồi, bảo quản ở -80oC cho đến khi phân tích mtDNA. Sau khi chuyển phôi và dựa trên kết quả làm tổ, các tube chứa CGCs được phân thành 2 nhóm: nhóm 1 (n = 26 OCCs) là phôi làm tổ, nhóm 2 (n = 58 OCCs) là phôi không làm tổ. Phân tích mật độ mtDNA có trong mỗi tube CGCs bằng real-time PCR.
Kết quả của nghiên cứu cho thấy bản sao mtDNA có mật độ cao hơn giữa nhóm 1 và nhóm 2 (tương ứng 215 ± 375; 59 ± 72; p < 10-4). Phân tích đa biến có tính đến tuổi mẹ, chất lượng phôi và nồng độ AMH cho thấy mối quan hệ độc lập giữa mật độ mtDNA và tỷ lệ làm tổ của phôi.
Mặc dù bài nghiên cứu quan sát dựa trên cỡ mẫu nhỏ, nhưng kết quả cho rằng có mối tương quan giữa tỉ lệ làm tổ và số lượng bản sao mtDNA trong CGCs. Chúng ta có thể lựa chọn phôi chuyển dựa trên mật độ mtDNA cao nhất ở noãn tương ứng. Kỹ thuật đơn giản và nhanh chóng định lượng mtDNA trong CGCs được xem như là dấu ấn sinh học đánh giá tiềm năng làm tổ của phôi. Vì vậy cần nghiên cứu sâu hơn với cỡ mẫu lớn và tương lai cần xác thực kết quả sơ bộ này trước khi áp dụng trong lâm sàng.
Nguồn: “The mitochondrial DNA content of cumulus cells may help predict embryo implantation. Journal of Assisted Reproduction and Genetics. 10.1007/s10815-018-1348-5.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Tác động của Progesterone đặt âm đạo lên các chỉ số Doppler động mạch tử cung, động mạch rốn và động mạch não giữa - Ngày đăng: 24-03-2019
Chi phí - Hiệu quả của liệu pháp Corticosteroids trước sinh ở những phụ nữ có nguy cơ sinh non muộn - Ngày đăng: 24-03-2019
Đồng thuận về chẩn đoán và xử trí nhau cài răng lược (ACOG – American College of Obstetricians and Gynecologists và SMFM – Society for Maternal Fetal Medicine) - Ngày đăng: 22-03-2019
Đo tỉ số não rốn thường quy ở thai 35-37 tuần có lợi không? - Ngày đăng: 22-03-2019
Đồng nuôi cấy tế bào nội mạc tử cung tự thân cải thiện chất lượng phôi nang: một thử nghiệm ngẫu nhiên có nhóm chứng - Ngày đăng: 18-03-2019
Mối tương quan giữa phương pháp trữ lạnh với phân mảnh DNA, tiềm năng màng ti thể và sự hiện diện của không bào của tinh trùng thủ thuật - Ngày đăng: 18-03-2019
Polyp nội mạc tử cung ảnh hưởng đến sự tiếp nhận của nội mạc tử cung - Ngày đăng: 18-03-2019
Hướng dẫn thực hành lâm sàng dựa trên bằng chứng trường hợp nhau bám bất thường - Ngày đăng: 18-03-2019
Tổng quan hệ thống về khâu cổ tử cung ngả bụng qua phẫu thuật mở bụng và nội soi trong dự phòng sinh non - Ngày đăng: 18-03-2019
Dự phòng sinh non bằng vòng nâng cổ tử cung trên thai kỳ song thai tiền căn dọa sinh non – thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có nhóm chứng - Ngày đăng: 13-03-2019
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK