Tin tức
on Sunday 24-03-2019 6:46am
Danh mục: Tin quốc tế
Bs. Lê Tiểu My
(Nguồn hình: Bệnh viện Mỹ Đức)
Mỗi năm, có gần 13 triệu trẻ sinh non trên toàn thế giới. Theo tổ chức Y tế thế giới, sinh non vẫn thuộc nhóm năm nguyên nhân hàng đầu gây tử vong sơ sinh hiện nay.
Trong những biện pháp dự phòng sinh non được áp dụng trên lâm sàng, progesterone đặt âm đạo hiện đang giữ vai trò quan trọng. Kết quả từ những thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có nhóm chứng cho thấy rằng progesterone có khả năng làm giảm co thắt tử cung và giảm tỷ lệ sinh sớm ở những thai kỳ nguy cơ cao. Cơ chế tác động của progesterone trong dự phòng sinh non có liên quan đến khả năng duy trì lưu lượng tuần hoàn bánh nhau, giảm kháng trở động mạch của tuần hoàn nhau thai. Đã có nhiều nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của progesterone trong ba tháng đầu thai kỳ, tuy nhiên chưa có nhiều nghiên cứu thực hiện trên giai đoạn sau của thai. Kết hợp với vai trò của các chỉ số doppler trong đánh giá sức khoẻ thai, một nghiên cứu đánh giá tác động của progesterone đặt âm đạo trong tam cá nguyệt hai và ba của thai kỳ lên động mạch tử cung, động mạch rốn và động mạch não giữa qua siêu âm doppler được tiến hành.
Đây là nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu thực hiện trên tổng số 80 thai phụ ở tuổi thai từ 18 đến 34 tuần, đơn thai có nguy cơ sinh non (có tiền sử sinh non và/hoặc chiều dài kênh cổ tử cung < 25 mm ở lần mang thai này). Siêu âm doppler đánh giá các thông số trên mạch máu rốn, tử cung và não giữa vào thời điểm trước và sau một tuần đặt progesterone âm đạo với liều 200 mg ngày 2 lần. Kết quả chính bao gồm so sánh sự thay đổi của chỉ số đập (PI) động mạch não giữa (MCA) sau khi đặt progesterone. Kết quả phân tích phụ bao gồm sự thay đổi của các thông số doppler của động mạch tử cung và động mạch rốn.
Kết quả nghiên cứu cho thấy không có sự thay đổi đáng kể chỉ số kháng trở (RI) và chỉ số đập (PI) động mạch rốn, động mạch tử cung và PI động mạch não giữa.
Kết quả các thông số trên siêu âm doppler ở thời điểm trước và sau một tuần đặt progesterone lần lượt như sau:
Trước khi đặt P | Sau 1 tuần đặt P | P | 95% CI | |
RI động mạch rốn | 0,69 ± 0,049 | 0,68 ± 0,041 | 0,077 | 0,006 (-0,001 – 0,012) |
PI động mạch rốn | 0,14 ± 0.118 | 1,11 ± 0,016 | 0,053 | 0,02 (0,0027 – 0,044) |
RI động mạch tử cung | 0,66 ± 0,12 | 0,66 ± 0,107 | 0,770 | 0,002 (-0,015 – 0,02) |
PI động mạch tử cung | 1,00 ± 0,26 | 1,016 ± 0,24 | 0,531 | -0,012 (-0,054 – 0,082) |
PI động mạch não giữa | 1,27 ± 0,18 | 1,26 ± 0,23 | 0.553 | 0,006 (-0,028 – 0,015) |
Từ kết quả phân tích trên, nghiên cứu kết luận progesterone đặt âm đạo không ảnh hưởng lên các chỉ số doppler động mạch tử cung, động mạch rốn và động mạch não giữa qua siêu âm. Đây được xem là nghiên cứu đầu tiên đánh giá đầy đủ các thông số doppler ở tuần hoàn mẹ (động mạch tử cung), tuần hoàn bánh nhau (động mạch rốn) và tuần hoàn thai (động mạch não giữa) dưới tác động của progesterone. Kết quả nghiên cứu này kết luận ngược lại với một số nghiên cứu trước đây, cho rằng progesterone làm giảm chỉ số kháng trở và chỉ số đập của động mạch não giữa. Nhóm tác giả nghiên cứu cũng thừa nhận rằng, hạn chế của nghiên cứu là không theo dõi dài hạn ở những trẻ sinh ra từ nghiên cứu này, cũng như không thể so sánh giữa nhóm đối tượng nghiên cứu tương đồng trong trường hợp không dùng progesterone. Từ đó, mở ra hướng cần khảo sát thêm ảnh hưởng của progesterone trong những nghiên cứu lớn hơn và theo dõi lâu dài hơn.
Lược dịch từ: The Effect of Antenatal Vaginal Progesterone Administration on Uterine, Umbilical, and Fetal Middle Cerebral Artery Doppler Flow: A Cohort Study Original article – American Journal of perinatology – March 2019.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Chi phí - Hiệu quả của liệu pháp Corticosteroids trước sinh ở những phụ nữ có nguy cơ sinh non muộn - Ngày đăng: 24-03-2019
Đồng thuận về chẩn đoán và xử trí nhau cài răng lược (ACOG – American College of Obstetricians and Gynecologists và SMFM – Society for Maternal Fetal Medicine) - Ngày đăng: 22-03-2019
Đo tỉ số não rốn thường quy ở thai 35-37 tuần có lợi không? - Ngày đăng: 22-03-2019
Đồng nuôi cấy tế bào nội mạc tử cung tự thân cải thiện chất lượng phôi nang: một thử nghiệm ngẫu nhiên có nhóm chứng - Ngày đăng: 18-03-2019
Mối tương quan giữa phương pháp trữ lạnh với phân mảnh DNA, tiềm năng màng ti thể và sự hiện diện của không bào của tinh trùng thủ thuật - Ngày đăng: 18-03-2019
Polyp nội mạc tử cung ảnh hưởng đến sự tiếp nhận của nội mạc tử cung - Ngày đăng: 18-03-2019
Hướng dẫn thực hành lâm sàng dựa trên bằng chứng trường hợp nhau bám bất thường - Ngày đăng: 18-03-2019
Tổng quan hệ thống về khâu cổ tử cung ngả bụng qua phẫu thuật mở bụng và nội soi trong dự phòng sinh non - Ngày đăng: 18-03-2019
Dự phòng sinh non bằng vòng nâng cổ tử cung trên thai kỳ song thai tiền căn dọa sinh non – thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có nhóm chứng - Ngày đăng: 13-03-2019
Liệu pháp corticosteroid trước sinh và kích thước trẻ lúc sinh: Một phân tích dựa trên Cơ sở dữ liệu sinh của Phần Lan - Ngày đăng: 09-03-2019
Nhiều hơn có tốt hơn? Số lượng trứng nhiều hơn có liên quan độc lập với nhiều phôi nguyên bội ngày 3 hơn sau ICSI - Ngày đăng: 09-03-2019
Liệu pháp dự phòng thường dùng điều trị sẩy thai liên tiếp được chứng minh không có hiệu quả - Ngày đăng: 09-03-2019
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK