Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Tuesday 09-09-2008 6:20am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế

untitledLạc nội mạc tử cung trong cơ tử cung, adenomyosis, là một nguyên nhân quan trọng gây rối loạn kinh nguyệt và thống kinh. Trước đây, bệnh lý này được chẩn đoán bằng lâm sàng và kết quả mô học sau khi đã cắt tử cung.

 

 

Với sự phát triển của cận lâm sàng không xâm lấn của y học hiện đại, adenomyosis có thể được phát hiện bằng siêu âm ngả âm đạo và MRI. Chính kết quả đáng khích lệ này đã khuyến khích các nhà phụ khoa tìm kiếm nhiều phương pháp điều trị thay thế cho cắt tử cung, bao gồm cắt nội mạc tử cung, danazol, đồng vận GnRH, dụng cụ tử cung phóng thích levonorgestrel.

Dụng cụ tử cung phóng thích levonorgestrel với lượng 20 µg/ngày trong vòng 5 năm. Mặc dù dụng cụ này được chế tạo với mục đích ban đầu là ngừa thai, hiện nay chúng còn được sử dụng rộng rãi để điều trị rối loạn kinh nguyệt và thống kinh. Gần đây, có ý kiến cho rằng dụng cụ này có tác dụng điều trị adenomyosis, làm giảm thể tích tử cung cũng như làm giảm các triệu chứng của adenomyosis (bao gồm rối loạn kinh nguyệt và thống kinh). Đó cũng là lý do cho nhóm nghiên cứu của SiHyun Cho, Severance Hospital, Yonsei University College of Medicine, Seoul thực hiện nghiên cứu đánh giá kết quả dài hạn của dụng cụ tử cung phóng thích levonorgestrel đối với bệnh adenomyosis.

Dụng cụ này được đưa vào buồng tử cung của 47 bệnh nhân đã được chẩn đoán có adenomyosis. Thể tích tử cung, dòng máu trong động mạch tử cung, mức độ thống kinh, biểu đồ lượng máu mất được đánh giá trước và sau 36 tháng đặt dụng cụ.

Kết quả nghiên cứu ghi nhận như sau:

• Chỉ số cơn đau và biểu đồ lượng máu mất có sự sụt giảm đột ngột ở thời điểm 6 tháng, và giảm có ý nghĩa sau 36 tháng.

• Thể tích tử cung giảm có ý nghĩa ở thời điểm 12 tháng (156,85 ± 49,79 mL thành 118,64 ± 41,36 mL; P = 0,001) và 24 tháng (128,84 ± 48,70 mL; P = 0,001). Tuy nhiên, không có sự khác biệt nào được ghi nhận ở thời điểm 36 tháng.

• Chỉ số mạch đập trung bình của hai động mạch tử cung tăng có ý nghĩa vào thời điểm 12 tháng (bên phải: P = 0,002; bên trái: P = 0,011). Ở thời điểm 24 tháng, chỉ số này giảm đi nhưng không có ý nghĩa thống kê.

• Thể tích tử cung và dòng máu động mạch tử cung có tương quan âm tính (Pearson’s correlation, P= 0,05).

• Thể tích tử cung, chỉ số cơn đau và biểu đồ lượng máu mất tăng có ý nghĩa ở thời điểm 36 tháng so với thời điểm 12 tháng (P = 0,034, 0.021, and 0,001).

So với những nghiên cứu đã có trước đây, nghiên cứu này có ưu điểm là đã đánh giá kết quả dài hạn của ảnh hưởng trên adenomyosis của dụng cụ tử cung phóng thích levonorgestrel. Với những số liệu ghi nhận được, nhóm nghiên cứu đã kết luận là dụng cụ trên có tác dụng làm giảm thể tích tử cung cũng như cải thiện các triệu chứng của hệ mạch máu. Tuy nhiên, một điều không mong đợi là hiệu quả tích cực trên thể tích tử cung có thể bắt đầu giảm đi sau khi sử dụng dụng cụ được 2 năm.

(Theo Am J Obstet Gynecol 2008;198:373.e1-373.e7)

Từ khóa:
Các tin khác cùng chuyên mục:
Tràn khí trung thất ở trẻ em - Ngày đăng: 08-09-2008
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK