Các bệnh cơ địa bao gồm viêm da dị ứng, hen, viêm mũi dị ứng và dị ứng thức ăn. Đây là những bệnh lý mang tính cá nhân hoặc gia đình, với đặc trưng là người bệnh tăng sản xuất các kháng thể IgE để đáp ứng với kháng nguyên ở liều thấp, và thường được xác định thông qua kết quả của nghiệm pháp lẩy da.
Cho đến nay, vẫn còn khá ít các bằng chứng giúp đưa ra những kết luận chắc chắn về ảnh hưởng của việc can thiệp chế độ ăn nhằm ngăn ngừa bệnh cơ địa.
Mặc dù hiệu quả của một số biện pháp như chế độ ăn kiêng trong khi mang thai và cho con bú, thời điểm áp dụng một số thực phẩm bổ sung đặc biệt chưa được chứng minh đầy đủ, nhưng điều này không có nghĩa là các cách tiếp cận đó bị phản đối. Hơn thế nữa, chúng ta cần tiến hành thêm nhiều nghiên cứu để xác định mối liên quan giữa chế độ dinh dưỡng và bệnh theo cơ địa.
Trong giới hạn của các nghiên cứu đã được thực hiện cho đến nay, chúng ta có thể tóm tắt một số điểm đáng quan tâm:
• Hiện nay vẫn còn thiếu các bằng chứng chứng tỏ rằng việc kiêng một số loại thức ăn ở mẹ trong thai kỳ có vai trò quan trọng trong phòng ngừa bệnh cơ địa ở trẻ. Tương tự, việc tránh dùng một số kháng nguyên trong khi cho con bú cũng không dự phòng được bệnh cơ địa, ngoại trừ có thể có khả năng dự phòng bệnh chàm thể tạng, tuy nhiên cần thêm số liệu để chứng minh điều này
• Đối với các trẻ có nguy cơ cao mắc bệnh cơ địa, có bằng chứng cho thấy so với dùng sữa công nghiệp (có chứa các protein sữa bò nguyên vẹn), bú mẹ hoàn toàn trong ít nhất 4 tháng đầu làm giảm nguy cơ mắc bệnh viêm da cơ địa và dị ứng sữa bò trong 2 năm đầu đời
• Có bằng chứng cho thấy bú mẹ hoàn toàn trong ít nhất 3 tháng có tác dụng chống khò khè ở những năm đầu đời. Tuy nhiên, ở trẻ có nguy cơ mắc bệnh cơ địa, không có bằng chứng thuyết phục cho thấy bú mẹ hoàn toàn bảo vệ trẻ chống lại hen dị ứng xảy ra sau 6 tuổi
• Trong các nghiên cứu về trẻ sơ sinh có nguy cơ cao mắc bệnh cơ địa không được cho bú mẹ hoàn toàn trong 4 đến 6 tháng, hoặc được dùng sữa công thức, các bằng chứng vẫn còn khiêm tốn về tác dụng ngăn ngừa hoặc làm trì hoãn viêm da cơ địa khi dùng sữa công thức được thuỷ phân hoàn toàn hoặc một phần so với sữa bò nguyên. Các nghiên cứu so sánh các loại sữa đã thuỷ phân cho thấy không phải mọi công thức đều có lợi ích bảo vệ như nhau. Sữa công thức thuỷ phân hoàn toàn có thể hiệu quả hơn sữa thuỷ phân một phần trong ngăn ngừa bệnh cơ địa. Lợi ích của chúng về lâu dài ở trẻ lớn và vị thành niên cần được nghiên cứu thêm. Mặt khác, giá thành cao hơn của sữa công thức được thuỷ phân cần được xét đến khi đưa ra quyết định sử dụng. Cho đến nay chưa có nghiên cứu về các sữa công thức chứa acid amin trong ngăn ngừa bệnh cơ địa
• Không có bằng chứng thuyết phục cho việc dùng sữa công thức chứa protein đậu nành nhằm mục đích ngăn ngừa dị ứng
• Mặc dù không nên cho trẻ thức ăn thức ăn rắn trước 4 đến 6 tháng tuổi, không có bằng chứng thuyết phục rằng trì hoãn cho thức ăn rắn ngoài giai đoạn này có hiệu quả bảo vệ đáng kể trên sự phát triển của bệnh cơ địa cho dù trẻ được cho ăn với sữa công thức protein sữa bò hay sữa người. Điều này bao gồm cả việc trì hoãn cho các thực phẩm được xem là có tính dị ứng cao như cá, trứng và thực phẩm chứa protein đậu phộng
• Đối với trẻ sau 4 đến 6 tháng tuổi, không có đủ dữ liệu hỗ trợ tác dụng bảo vệ của bất kì can thiệp chế độ ăn nào lên sự phát triển của bệnh cơ địa
• Cần thêm nghiên cứu đánh giá hiệu quả lâu dài của can thiệp chế độ ăn ở độ tuổi nhũ nhi nhằm ngăn ngừa bệnh cơ địa, đặc biệt ở trẻ hơn 4 tuổi và ở người lớn
• Các kết luận trên trình bày các biện pháp ngăn ngừa hoặc làm trì hoãn các bệnh cơ địa thông qua chế độ ăn. Đối với trẻ đã mắc một bệnh cơ địa được gây ra hoặc thúc đẩy bởi protein ăn vào (qua sữa mẹ, sữa công thức, thực phẩm bổ sung), điều trị có thể cần xác định và hạn chế đặc hiệu đối với protein nguyên nhân.
(Nguồn: Pediatrics. 2008; 121:183-191)
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...