Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Monday 08-09-2008 6:06am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế

lolangMột nghiên cứu tiền cứu của các chuyên gia thuộc trung tâm Randwick và North Ryde, Úc đã phát hiện thấy rằng tình trạng lo lắng trước sinh, dù được đánh giá bởi các nhà nghiên cứu qua các cuộc phỏng vấn hay do bệnh nhân tự đánh giá, cũng là một dấu hiệu quan trọng giúp tiên đoán tình trạng lo lắng và các rối loạn về tính khí sau sinh.

 


Nghiên cứu được tiến hành để xác định diễn biến và biểu hiện lo lắng của các bà mẹ từ khi có thai đến 7 tháng sau sanh. Mẫu nghiên cứu gồm có 100 phụ nữ có thai kỳ đơn thai không biến chứng, không nghiện bất cứ chất nào hoặc có các rối loạn tâm lý mạn tính, được chọn từ quá trình đánh giá tiền sản thường quy ở bệnh viện Royal của Sydney. Các đối tượng được đánh giá bằng bảng câu hỏi đánh giá nguy cơ trước sanh (Antenatal Risk Questionnaire- ANRQ), một bảng tầm soát ngắn gọn được sử dụng thường quy cho tất cả các phụ nữ nhập vào khoa tiền sản của bệnh viện, vì vậy có sự tương xứng trong mẫu nghiên cứu giữa nhóm nguy cơ thấp và cao về các rối loạn tính khí sau sanh (49 phụ nữ trong nhóm nguy cơ thấp và 51 phụ nữ trong nhóm nguy cơ cao).

Báo cáo các phát hiện của mình trên tờ Journal of Affective Disorders, các nhà nghiên cứu nói rằng:

• Nhìn chung, có một sự ổn định đáng kể của lo lắng và trầm cảm từ khi mang thai cho đến khi hậu sản, do người mẹ tự đánh giá hoặc qua các buổi phỏng vấn.

• Trong số 21 phụ nữ bị các rối loạn lo lắng trong thai kỳ, 10 người (47,6%) cũng có các tiêu chuẩn này sau sanh.

• Có thêm 10 người được chẩn đoán lo lắng sau sanh.

• Có 7 phụ nữ bị trầm cảm lúc mang thai (trầm cảm thường là yếu tố kết hợp với lo lắng trong tất cả các trường hợp). Trong số này, có 5 người (71%) cũng bị trầm cảm sau sanh.

• Có thêm 19 người được chẩn đoán trầm cảm sau sanh.

Các phát hiện này đã nâng cao tầm quan trọng của việc xem xét các biểu hiện lo lắng khi đánh giá về tâm lý của phụ nữ khi có thai và khi chuyển qua giai đoạn làm mẹ, và đề nghị rằng có thể xác định và điều trị một số phụ nữ có nguy cơ cao bị lo lắng và rối loạn tính khí giai đoạn hậu sản. Bất cứ một can thiệp nào như vậy cũng có thể giúp giảm tối thiểu nguy cơ cho sự phát triển của thai nhi và trẻ sau này.

Theo Journal of Affective Disorders 2008.

Từ khóa:
Các tin khác cùng chuyên mục:
Nghiên cứu chứng sợ sinh con - Ngày đăng: 08-09-2008
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK