Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Monday 08-09-2008 5:21am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế

thanhquanTần suất các bệnh lý nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới kèm biểu hiện khó thở ngày càng gia tăng. Trong số đó, viêm tiểu phế quản là một trong các bệnh cảnh thường gặp nhất gây khó thở thì thở ra ở trẻ nhỏ. Các tác nhân gây bệnh lý này đã được nghiên cứu khá kĩ và các kết luận ghi nhận được cho thấy virut hợp bào hô hấp (respiratory syncytial virus – RSV) là tác nhân chính có liên quan với triệu chứng khò khè, chịu trách nhiệm trong 54% các đợt viêm tiểu phế quản ở trẻ em.


Trong khi đó, viêm thanh quản cấp là một trong những bệnh lý nhiễm khuẩn đường hô hấp trên đáng quan tâm ở trẻ em. Bệnh biểu hiện bởi tình trạng khó thở thì hít vào. Bệnh sinh chủ yếu cũng liên quan với virut mà nguyên nhân đáng chú ý nhất là virut á cúm (parainfluenza virus – PIV).

Bệnh thường xuất hiện  vào cuối mùa thu và đầu mùa xuân. Xét nghiệm được dùng để xác định tác nhân gây bệnh là phản ứng trùng hợp chuỗi (polymerase chain reaction – PCR), ngoài ra một số phương pháp khác nhạy hơn cũng có thể áp dụng là cấy virut và các xét nghiệm miễn dịch.

Với mục tiêu nhằm xác định lại và đánh giá mức độ liên quan của các tác nhân gây bệnh thường gặp trong viêm thanh quản cấp, H. Rihkanen và cộng sự đã tiến hành một nghiên cứu đoàn hệ tại các khoa cấp cứu nhi ở hai bệnh viện thuộc Bệnh viện trung tâm đại học Helsinki, từ 10/2003 đến 09/2004. Các trẻ đưa vào nghiên cứu được chia làm hai nhóm. Nhóm nghiên cứu gồm 144 trẻ được nhập khoa cấp cứu với biểu hiện lâm sàng khàn tiếng và tiếng rít thanh quản (tiếng rít thì hít vào), độ tuổi trung bình là 1,9 tuổi. Nhóm chứng bao gồm 76 trẻ có biểu hiện khò khè (thì thở ra), độ tuổi trung bình là 1,5 tuổi. Tất cả các trẻ đưa vào nghiên cứu sẽ được lấy dịch hút mũi họng để thực hiện xét nghiệm PCR tìm rhinovirus, enterovirus, coronavirus, RSV, PIV, virut cúm A và B, bocavirus (chủng ở người), metapneumovirus (chủng ở người), adenovirus, và Mycoplasma pneumoniae.

Một số kết quả đáng chú ý thu được như sau:

• Tình trạng nhiễm virut được ghi nhận trong 80% trường hợp ở nhóm viêm thanh quản và 71% trường hợp ở nhóm chứng.

• Trẻ viêm thanh quản có kết quả dương tính với PIV 1 và 2 cao hơn có ý nghĩa (31% so với 4%; 6% so với 0%, theo thứ tự) và kết quả dương tính với RSV thấp hơn có ý nghĩa (15% so với 28%) so với nhóm chứng. Rhinovirus và enterovirus hiện diện với tỷ lệ tương đương ở cả hai nhóm (21% so với 25%).

• Không có sự khác biệt có ý nghĩa đối với virut cúm A và bocavirus.

• Adenovirus và M. pneumoniae chỉ hiện diện ở vài trường hợp.

Nghiên cứu trên đã cho thấy viêm thanh quản cấp ở trẻ nhỏ là một bệnh lý có liên quan với nhiều loài virut khác nhau. Trong đó, PIV là tác nhân chính chịu phần lớn trách nhiệm, kế đó là các tác nhân khác như RSV, rhinovirus và enterovirus.

(Nguồn: The Journal of Pediatrics, 2008;152:661-665)

Từ khóa:
Các tin khác cùng chuyên mục:
Nghiên cứu chứng sợ sinh con - Ngày đăng: 08-09-2008
Acid Folic có thể phòng ngừa sinh non - Ngày đăng: 08-09-2008
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK