Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Monday 08-09-2008 5:06am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế

tieuƯớc tính có khoảng 11% phụ nữ ở Mỹ được chẩn đoán nhiễm trùng tiểu ít nhất 1 lần trong năm và trong cuộc đời, xác suất người phụ nữ bị nhiễm trùng tiểu là 60%. Mặc dù nhiễm trùng tiểu khá phổ biến, sự không nhất quán về phân loại chẩn đoán, thay đổi trong sự kháng thuốc giữa các tác nhân gây bệnh đòi hỏi phải có những thay đổi trong các khuyến cáo điều trị cổ điển.


Ngày 17/03/2008, Hiệp Hội Sản Phụ Khoa Hoa Kỳ đã cho xuất bản hướng dẫn chẩn đoán, điều trị, và phòng ngừa viêm bàng quang cấp và viêm thận bể thận cấp không biến chứng do vi trùng ở phụ nữ không mang thai. Những khuyến cáo mới này được đăng trên tạp chí Sản Phụ khoa tháng 3.

Viêm bàng quang cấp thường thường gồm tiểu khó, tiều nhiều lần, tiểu gấp, thỉnh thoảng đau trên xương vệ, và hiếm khi tiểu máu hay sốt. Những triệu chứng của viêm niệu đạo cấp do Neisseria gonorrhoeae, Chlamydia trachomatis, herpes simplex type 1 và herpes simplex type 2 có thể cũng giống như vậy và những tình trạng này nên được loại bỏ. Nhiễm trùng tiểu trên hay viêm thận bể thận cấp thường có sốt, lạnh run, đau hông lưng và các mức độ khác nhau của tiểu khó, tiểu gấp, và tiểu nhiều lần.

• Không tầm soát và điều trị nhiễm trùng tiểu không triệu chứng ở những phụ nữ không mang thai, phụ nữ tiền mãn kinh (mức độ chứng cứ A).

• Nên đổi kháng sinh khi tỉ lệ kháng thuốc cao hơn 15-20% (mức độ chứng cứ A).

• Bệnh nhân viêm thận bể thận cấp nên điều trị kháng sinh 14 ngày, dù nội trú hay ngoại trú (mức độ chứng cứ A).

• Sử dụng kháng sinh 3 ngày đối với những phụ nữ viêm bàng quang cấp do vi trùng không biến chứng, bao gồm cả những phụ nữ trên 65 tuổi (mức độ chứng cứ A).

• Không cần cấy nước tiểu để điều trị ban đầu của nhiễm trùng tiểu dưới có triệu chứng tiểu mủ hoặc có vi trùng trong nước tiểu hoặc cả hai (mức độ chứng cứ B).

• Nhóm beta-lactams bao gồm cephalosporins thế hệ 1 và amoxicillin ít hiệu quả hơn các kháng sinh khác trong các khuyến cáo điều trị (mức độ chứng cứ C).

• Việc giảm số khúm vi khuẩn đếm từ 1000 đến 10000 để chẩn đoán nhiễm trùng tiểu ở những bệnh nhân có triệu chứng sẽ làm tăng độ nhạy mà không làm giảm độ đặc hiệu (mức độ chứng cứ C).

Đối với những phụ nữ viêm thận bể thận cấp khuyến cáo điều trị kháng sinh trong 14 ngày.

Đối với viêm bàng quang cấp do vi trùng không biến chứng:

• Trimethoprim–sulfamethoxazole: 1 viên (160 mg trimethoprim–800 mg sulfamethoxazole) x 2 /ngàyx 3 ngày. Tác dụng phụ: sốt, nổi mụn, nhạy cảm ánh sáng, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, biếng ăn, buồn nôn và nôn, ngứa, nhức đầu, mề đay, hội chứng Stevens-Johnson, và viêm da hoại tử.

• Trimethoprim 100 mg 2 lần/ ngày x 3 ngày. Tác dụng phụ: nổi mụn, ngứa, nhạy cảm ánh sáng, tróc da, hội chứng Stevens-Johnson, viêm da hoại tử, viêm não vô trùng.

• Ciprofloxacin 250 mg 2 lần/ngày x  3 ngày, levofloxacin 250 mg 1 lần/ngày x 3 ngày, norfloxacin 400 mg 2 lần/ngày x 3 ngày, hoặc gatifloxacin 200 mg, 1 lần/ngày x 3 ngày. Tác dụng phụ: nổi mụn, lo âu, kích thích, khó ngủ, nhức đầu, tăng nhạy cảm nghiêm trọng, hạ đường huyết, tăng đường huyết, và đứt gân Achilles (bệnh nhân > 60 tuổi).

• Nitrofurantoin macrocrystals 50-100 mg 4 lần/ngày x 7 ngày, hoặc nitrofurantoin monohydrate 100 mg 2 lần/ ngày x 7 days. Tác dụng phụ: biếng ăn, buồn nôn, nôn ói, tăng nhạy cảm, bệnh lý thần kinh ngoại biên, viêm gan, thiếu máu tán huyết.

• Fosfomycin tromethamine, 3-g liều (bột) đơn liều. Tác dụng phụ: tiêu chảy, buồn nôn, nôn, nổi mụn, và tăng nhạy cảm.

Chế độ kháng sinh 3 ngày hiện nay là 1 biện pháp điều trị được khuyến cáo cho viêm bàng quang cấp không do vi trùng với tỉ lệ diệt trừ hơn 90% vi khuẩn. Điều trị thích hợp là dùng trimethoprim–sulfamethoxazole trong 3 ngày, với tỉ lệ diệt khuẩn khoảng 94%. Tuy nhiên ở những vùng có tỉ lệ vi trùng kháng thuốc cao 15-20%, nên chọn kháng sinh khác.

Những phụ nữ tái phát nhiễm trùng tiểu dưới thường xuyên, dùng kháng sinh dự phòng sẽ làm giảm tỉ lệ tái phát khoảng 95%. Các chế độ dự phòng thích hợp gồm có nitrofurantoin, norfloxacin, ciprofloxacin, trimethoprim, trimethoprim–sulfamethoxazole, hoặc bất cứ kháng sinh nào khác trong bài này 1 lần/ ngày. Đánh giá l điều trị sau 6 đến 12 tháng.

Mặc dù điều trị viêm thận bể thận cấp cổ điển là nhập viện và dùng kháng sinh, tuy nhiên ước tính chi phí cũng tương đương với bệnh nhân điều trị ngoại trú.

Các tác giả kết luận: "hiếm khi cần sử dụng chẩn đoán hình ảnh đường niệu ở phụ nữ vì không có hiệu quả cũng như không cung cấp thông tin hữu ích trong điều trị nhiễm trùng tiểu trên hay dưới. Những phụ nữ bị nhiễm trùng tiểu không đáp ứng với liệu pháp kháng sinh thích hợp hoặc diễn tiến lâm sàng xấu đi cần đánh giá xa hơn. Siêu âm thận là phương pháp đánh giá sự tắc nghẽn hệ thống đường niệu không xâm lấn tốt nhất, [và] chụp XQ thận niệu quản tĩnh mạch có thể hữu ích trong tình huống này."

Obstet Gynecol. 2008;111:785-794.

Từ khóa:
Các tin khác cùng chuyên mục:
Nghiên cứu chứng sợ sinh con - Ngày đăng: 08-09-2008
Acid Folic có thể phòng ngừa sinh non - Ngày đăng: 08-09-2008
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK