Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Monday 08-09-2008 6:21am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế

chanthuongBệnh cảnh chấn thương ở trẻ em chiếm 1 vị trí quan trong công tác cấp cứu, yêu cầu sự phối hợp nhịp nhàng giữa Cấp cứu Nội nhi và Cấp cứu Ngoại Nhi và đòi hỏi nhân viên y tế trong một thời gian ngắn nhất phải đánh giá nhanh (các dấu hiệu nguy hiểm) và đủ (các tổn thương) để kịp thời can thiệp điều trị.


Có rất nhiều cách để đánh giá nhanh tình trạng cấp cứu: Thang điểm Glassgow, Thang điểm APVU. Tuy nhiên, các bảng điểm này chủ yếu chỉ được sử dụng để đánh giá tình trạng chấn thương ở người lớn hay trẻ lớn (≥8 tuổi), khi áp dụng cho trẻ nhỏ thì tính chính xác không cao.

Thang điểm đánh giá chấn thương ở trẻ em (Pediatric Trauma Score - PTS) là 1 thang điểm khá phổ biến tại nhiều nước ở Châu Âu. PTS được dùng để đánh giá nhanh tình trạng chấn thương trẻ em. Một số công trình nghiên cứu cho thấy  đây là bảng điểm đánh giá nhanh, hiệu quả và hệ thống.

Có thể tóm tắt bảng điểm PTS như sau:

 

Điểm

+2

+1

- 1

Cân nặng (kg)

> 20

10-20

< 10

Hô hấp

Bình thường

Cần hổ trợ (Oxy)

Đặt NKQ hay mở khí quản cấp cứu

HATT (mmHg)

> 90

90-50

< 50

Tri giác

Tỉnh táo

Lơ mơ

Vết thương hở

0

Nhỏ

Lớn

Cơ-xương

Bình thường

Gãy kín (<1 xương)

Gãy hở, nhiều nơi

< 8-9 điểm: tình trạng cấp cứu, cần chuyển ngay lên tuyến trung ương hoặc phẫu thuật cấp cứu

< 5 điểm: tình trạng rất nặng, nguy cơ sống sót thấp.

Nếu không có máy đo huyết áp thích hợp, có thể cho điểm gián tiếp qua bắt mạch quay, cụ thể như sau:

Mạch quay bắt rõ:    +2

Mạch quay nhẹ, khó bắt:  +1

Một mạch không bắt được:   -1

Ngoài ra, PTS rất dễ dàng cho các nhân viên y tế (bác sĩ, điều dưỡng...) áp dụng. Thang điểm này đóng vai trò quan trọng trong lọc bệnh ban đầu, đặc biệt trong những tình huống tai nạn xảy ra hàng loạt (các thảm họa chìm tàu, lật xe…) hay các trường hợp chấn thương tại các trung tâm y tế quận huyện, những nơi phương tiện hồi sức cấp cứu còn thiếu thốn.

Từ khóa:
Các tin khác cùng chuyên mục:
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK