Theo các nhà nghiên cứu người Ý: Những phụ nữ có thời kỳ mãn kinh sớm (MKS) bị loãng xương nhiều hơn hẳn so với những người mà thời kỳ mãn kinh đến bình thường (MKBT) hoặc muộn (MKM) dù ảnh hưởng này chỉ gặp giữa một số lứa tuổi đặc biệt.
C. Francucci và đồng nghiệp thuộc trường Đại học bách khoa Marche ở Ancona đã tiến hành đo mật độ khoáng chất ở xương cột sống thắt lưng ở 782 phụ nữ chưa từng dùng thuốc ảnh hưởng đến khối lượng xương.
Nhóm phụ nữ trên bao gồm 121 người MKS (tuổi từ 40-44), 523 người MKBT (tuổi từ 45-52), và 138 người MKM (trên tuổi 53). Họ còn được chia thêm thành những nhóm mà khoảng cách tuổi là 5 năm, từ tuổi 45 đến trên 75 tuổi.
Không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa những phụ nữ MKS, MKBT, MKM về tuổi bắt đầu kinh nguyệt, chỉ số khối cơ thể và mật độ khoáng chất trong xương.
Trong nhóm tuổi 50-54, những phụ nữ MKS có mật độ khoáng chất đo ở cột sống thấp hơn so với những người MKBT hay MKM. Tuy nhiên sự khác biệt không còn ý nghĩa ở nhóm phụ nữ trên 55 tuổi.
Các nhà nghiên cứu đi đến kết luận: Các dữ liệu thu được cho thấy sự khác biệt giữa nhóm MKS và MKBT về tần suất gẫy xương hiện mắc không chỉ có thể liên quan đến mật độ khoáng chất thấp trong xương, mà còn liên quan đến những yếu tố nguy cơ khác của MKS.
Vì vậy, việc điều trị loãng xương được khuyến cáo ở những phụ nữ MKS mà bệnh lý xương hiện diện vào thời điểm mãn kinh.
Nguồn: Maturitas 2008; Advance online publication
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...