Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Tuesday 09-09-2008 2:52am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế

tuber17260Bệnh lao đã và vẫn đang là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng đe dọa đa phần các nước trên thế giới, nhất là ở các vùng dịch tễ nặng nề như Đông Nam Á, Châu Phi, các nước đang phát triển ở Nam Mỹ (WHO - 2007). Hàng năm, có khoảng 8 triệu trường hợp bị bệnh lao mới được phát hiện, gần 2 triệu trường hợp tử vong do bệnh lao,  trong đó hơn 250 000 ngàn trường hợp tử vong ở trẻ em (WHO – 4/2005) (10).


Việt Nam là một trong những nước nằm trong vùng dịch tễ nhiễm lao cao trên thế giới với tỷ lệ hiện mắc đứng thứ 12 trên thế giới, cụ thể là 225 người nhiễm/100.000 dân, tỷ lệ mắc mới là 173/100.000 (OMS - 2008) (3). Tỷ lệ kháng thuốc ở những trường hợp mới điều trị là 2,7 % trong khi ở những trường hợp đã điều trị lên đến 19% (OMS - 2008) (3).   

Hiện tại, sự xuất hiện của đại dịch AIDS cũng như sự đề kháng của vi khuẩn lao với các thuốc điều trị ngày càng trầm trọng (tình trạng đa kháng và siêu kháng) đã làm cho bệnh lao càng lúc càng khó bị khống chế, đe dọa đến sức khỏe và sự phát triển của thế giới (OMS – 6/2007) (9,11). Chính vì vậy, rất cần thiết phải có một vắc-xin thật hiệu quả để đề phòng sự lây nhiễm bệnh lao.  

Hiện tại, để phòng ngừa sự phát triển bệnh lao, các nước trên thế giới vẫn sử dụng BCG, một vắc-xin cổ điển được điều chế từ vi khuẩn Mycobacterium bovis giảm độc lực. Vắc-xin này được phát minh đầu tiên bởi Albert Calmette và Camille Guérin vào năm 1921, tức là đã gần 90 năm. BCG hữu ích trong việc ngăn ngừa tiến triển của các thể lao nặng với hiệu quả bảo vệ khoảng 80% như lao kê, lao màng não ở trẻ em... (3). Tuy nhiên, BCG vẫn có nhiều khuyết điểm không thể khắc phục nên không thể khống chế bệnh lao triệt để: 

- BCG không có khả năng bảo vệ vĩnh viễn. Theo các nghiên cứu, tác dụng bảo vệ của vaccin này thay đổi từ 10 đến 20 năm (1,2,4,8). 

- Hiệu quả bảo vệ của vaccin đối với các thể lao ở người lớn không cao, nhất là thể lao phổi ở ngưới lớn (chỉ khoảng 50 - 75 %), mà đây lại là thể bệnh gây lây lan cho cộng đồng. (1,4) 

- BCG là một vaccin sống giảm độc lực nên có chống chỉ định với các trường hợp suy giảm miễn dịch như dùng corticoides kéo dài, các trường hợp hóa trị, xạ trị, ung thư và AIDS. Điều cần lưu ý là cộng đồng bệnh nhân AIDS lại chính là cộng đồng có nguy cơ lây nhiễm lao cao nhất. Đây là một chống chỉ định tuyệt đối cần phải tuân thủ. Ở Canada từ 1993-2001 đã phát hiện 6 trường hợp tử vong ở trẻ em nhiễm HIV sau tiêm chủng BCG do biến chứng nhiễm lao toàn thể (4).  

Chính vì vậy, các nhà nghiên cứu luôn mong muốn tìm ra các loại vắc-xin mới phòng ngừa bệnh lao một cách hiệu quả hơn. Năm 1998, toàn bộ hệ gen của vi khuẩn lao đã được giải mã hoàn chỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà khoa học tìm ra thuốc chủng ngừa mới. Hiện tại, trên thế giới có khoảng 10 loại vắc-xin mới đang được nghiên cứu ở giai đoạn I, II của thử nghiệm thuốc, có thể kể đến các vắc-xin đang được thử nghiệm tại viện Pasteur Paris, Pasteur Sanofi, Statens Serum,... (1,5,7,8) 

Một số thuốc chủng ngừa có bản chất là các protein tái tổ hợp với cấu trúc tương tự  kháng nguyên thật sự của vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis: 85b, 72f, 72kD,...Một số khác lại dựa theo cấu trúc ADN của vi khuẩn lao.

Tài liệu tham khảo: 
1. Gary Maartens, Robert Wilkinson. Tuberculosis. The thelancet 12/2007; 370  

2. WHO. BCG in immunisation programmes. Wkly Epidem Rec 2001; 76:33-9 

3. WHO report 2008. Global tuberculosis control. Vietnam. Page 161. 

4.www.ktl.fi/attachments/suomi/osastot/roko/roto/esite_ranskaksi_logolla.pdf
Le vaccin contre la tuberculose, à savoir le vaccin BCG 

5. www.pasteur.fr/actu/presse/com/communiques/02BCG.htm
Tuberculose: sur la piste d’un nouveau vaccin. 

6. www.publications.msss.gouv.qc.ca/acrobat/f/documentation/piq/chap1_18/chap13b.pdf

7.  www.sanofipasteur.com
Une avancée dans la recherche d’un nouveau vaccin contre la tuberculose.16/05/2008 

8.  www.sante.gouv.fr/pointsur/vaccins/bcg.htm

9.  http://www.stoptb.org/globalplan/

10. http://www.who.int/mediacentre/factsheets/fs104/fr/

Từ khóa:
Các tin khác cùng chuyên mục:
Tràn khí trung thất ở trẻ em - Ngày đăng: 08-09-2008
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK