Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Wednesday 11-09-2024 10:09am
Viết bởi: Khoa Pham
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Trần Như Uyên - IVFVH
 
Giới thiệu
Vô sinh ảnh hưởng trực tiếp đến một trong sáu người trong độ tuổi sinh sản trong suốt cuộc đời của họ và tỷ lệ mắc vô sinh đang tăng lên. Nguyên nhân vô sinh có thể đến từ thể chất, lối sống và tâm lý. Điều trị vô sinh là một quá trình phức tạp và thường tốn kém, kéo dài và ảnh hưởng sức khỏe, không những đòi hỏi bệnh nhân phải tuân thủ nghiêm ngặt về các phác đồ sử dụng thuốc mà còn về chế độ ăn uống hoặc kế hoạch thể dục do bác sĩ khuyến nghị. Các phương pháp điều trị vô sinh có tỷ lệ thành công tích lũy dưới 50%. Ngoài ra, điều trị vô sinh thường có thể liên quan đến chứng trầm cảm và lo âu do căng thẳng mãn tính và sự thay đổi tâm lý liên tục từ hy vọng đến thất vọng, làm cho tầm quan trọng của việc sàng lọc tâm lý trước khi điều trị vô sinh trở nên cần thiết để xác định những bệnh nhân có nguy cơ gặp các vấn đề về cảm xúc trong quá trình điều trị tiếp theo. Tuy nhiên, xét về góc độ sàng lọc, ít nhất phải điều tra các yếu tố tâm lý quyết định việc bệnh nhân không tuân thủ phác đồ điều trị, vì tỷ lệ tuân thủ dùng thuốc trung bình trong điều trị vô sinh chỉ vào khoảng 50% và bệnh nhân dường như không tuân theo các khuyến nghị về thay đổi hành vi lối sống trong quá trình điều trị vô sinh.
Tuân thủ điều trị là một quá trình cực kỳ phức tạp bao gồm một mô hình phức tạp các yếu tố liên quan đến bệnh nhân, phương pháp điều trị, mối quan hệ giữa bác sĩ-bệnh nhân và môi trường, nhiều yếu tố trong đó được hỗ trợ bởi các đặc điểm tâm lý của bệnh nhân.
Yếu tố tâm lý (trầm cảm, chu kỳ sắc khí, tăng khí sắc, cáu kỉnh và lo lắng) đại diện cho các yếu tố dễ bị tổn thương đối với sự phát triển của nhiều rối loạn tâm thần và các bệnh về cơ thể ảnh hưởng đến quá trình dài hạn cũng như kết quả điều trị. Ngày càng có nhiều nghiên cứu cho thấy vai trò của yếu tố tâm lý trong tiên lượng và thành công của quá trình điều trị các bệnh lý cơ thể, một phần có thể liên quan đến tác động của chúng đối với việc tuân thủ các khuyến nghị điều trị. Do đó, mục đích của nghiên cứu này để đánh giá liệu việc tuân thủ các khuyến nghị về chế độ ăn uống và hoạt động thể chất có ảnh hưởng đến tác động của yếu tố tâm lý đến kết quả điều trị vô sinh hay không.
Phương pháp
Nghiên cứu thực hiện trên 308 phụ nữ trải qua điều trị vô sinh qua yếu tố tâm lý, sự tuân thủ chế độ ăn uống, thể dục và thành công sau khi điều trị được đánh giá về tiền sử bệnh lý qua bảng câu hỏi của Memphis, Pisa, Paris và San Diego (TEMPS-A).
Phân tích hồi quy tuyến tính đơn biến được thực hiện để kiểm tra mối quan hệ giữa thành công của điều trị vô sinh  là biến đáp ứng và chế độ ăn uống là biến dự đoán. Sau đó, phân tích trung gian được áp dụng để kiểm tra xem có dự đoán về thành công của điều trị vô sinh.
Kết quả
Dựa trên kết quả phân tích:
  • Điểm số tính khí lo âu và trầm cảm cao hơn có liên quan trực tiếp đến khả năng mang thai lâm sàng thấp hơn (OR=0,369; [p=0,023] và OR=0,554 [p=0,013]) tương ứng với sự tuân thủ chế độ ăn uống (OR=0,917 [P=0,259] và OR= 0,954 [p=0,284]
  • Điểm số tính khí dễ cáu kỉnh cao hơn gián tiếp làm giảm khả năng mang thai lâm sàng thông qua trung gian bởi việc tuân thủ chế độ ăn uống (OR=0,885 [P=0,027])
  • Điểm số tâm lý cyclothymic cao hơn làm giảm khả năng đạt được thai kỳ lâm sàng theo cả cách trực tiếp (OR=0,492 [p=0,027] và gián tiếp, thông qua việc tuân thủ chế độ ăn uống (OR=0,891 [p=0,034]. Yếu tố tâm lý cường điệu không có tác động đáng kể về mặt thống kê đến thành công của điều trị vô sinh.
Kết luận
Kết quả cho thấy rằng một số yếu tố tâm lý nhất định dự đoán được sự tuân thủ chế độ ăn uống và việc tuân thủ chặt chẽ hơn chế độ ăn uống được khuyến nghị có thể giúp tăng cơ hội điều trị vô sinh thành công. Vì việc tuân thủ chế độ ăn uống là một yếu tố rủi ro có thể thay đổi được đối với thành công của điều trị vô sinh, nên việc sàng lọc tính khí tình cảm có thể giúp xác định các nhóm bệnh nhân có khả năng tuân thủ và nhóm bệnh nhân không tuân thủ có nguy cơ cao trước khi bắt đầu điều trị và cung cấp hỗ trợ hoặc can thiệp sức khỏe tâm thần phù hợp với từng bệnh nhân, có thể giúp tăng cơ hội mang thai thành công và trẻ sinh sống ở những phụ nữ đang điều trị IVF.
 
Nguồn: Georgina Szabo, Judit Szigeti F, Miklos Sipos et al. Adherence to dietary recommendations mediates the effect of affective temperaments on infertility treatment outcomes. 2024 May 31.

Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025

Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Sách ra mắt ngày 6 . 1 . 2025 và gửi đến quý hội viên trước ...

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK