Tin tức
on Friday 17-05-2019 9:24am
Danh mục: Tin quốc tế
BS. Lê Thị Hà Xuyên – Nhóm nghiên cứu sinh non – BV Mỹ Đức Phú Nhuận
Sẩy thai xảy ra ở một phần năm những phụ nữ mang thai. Xuất huyết sớm trong thai kỳ đã được chứng minh là có liên quan đến nguy cơ sẩy thai. Progesterone hay còn gọi là nội tiết thai kỳ hiện đang được sử dụng rất phổ biến với mục đích hỗ trợ nội tiết trong giai đoạn sớm của thai kỳ trong một số trường hợp. Progesterone thường được sử dụng với hai mục đích chính: một là để ngăn ngừa sẩy thai ở những thai phụ không có triệu chứng nhưng có tiền căn sẩy thai liên tiếp, trường hợp hai là hỗ trợ trong trường hợp thai phụ có ra huyết âm đạo sớm trong thai kỳ. Đối với trường hợp một, nhiều nghiên cứu gần đây đã chứng minh progesterone không có hiệu quả trong trường hợp dự phòng đối với phụ nữ có tiền căn sẩy thai liên tiếp. Trong trường hợp hai, những thai phụ ra huyết âm đạo sớm, đã có một vài nghiên cứu với cỡ mẫu nhỏ cho thấy việc sử dụng progesterone có hiệu quả. Một nghiên cứu RCT rất lớn vừa được đăng trên tạp chí The New England Journal of Medicine (NEJM) vào tháng 5/2019 mang tên PRISM (Progesterone in Spontaneous Miscarriage) cho kết luận: việc sử dụng progesterone ở những thai phụ ra huyết sớm không làm cải thiện kết cục thai kỳ.
Nghiên cứu PRISM được thiết kế rất chặt chẽ và là nghiên cứu lớn nhất về vấn đề này được thực hiện tính tới thời điểm hiện tại. Đây là nghiên cứu đa trung tâm, ngẫu nhiên, mù đôi, với nhóm chứng là placebo, được tiến hành trên 48 bệnh viện ở Anh Quốc trong thời gian từ 5/2015 đến 7/2017.
Tiêu chuẩn nhận bệnh là: thai phụ từ 16 đến 39 tuổi, thai < 12 tuần, có ra huyết âm đạo, và có hình ảnh túi thai trong lòng tử cung trên siêu âm. Tổng cộng có 4.153 thai phụ được phân ngẫu nhiên vào hai nhóm, nhóm sử dụng 400 mg progesterone dạng vi hạt (Utrogestan) 2 lần mỗi ngày đặt âm đạo (2.079 thai phụ), nhóm còn lại được dùng placebo (2.074 thai phụ). Việc dùng thuốc sẽ bắt đầu từ lúc tham gia nghiên cứu và tiếp tục đến tuần 16 thai kỳ.
Kết quả:
- Tỷ lệ sinh sống sau 34 tuần ở nhóm dùng progesterone và nhóm dùng placebo là 75% vs. 72% (RR, 1.03; 95% CI, 1.00 – 1.07; P = 0.08).
- Tỷ lệ thai diễn tiến ở nhóm dùng progesterone và nhóm dùng placebo là 83% vs. 80% (RR, 1.04; 95% CI, 1.01 – 1.07).
- Tỷ lệ sẩy thai ở nhóm dùng progesterone và nhóm dùng placebo là 20% vs. 22% (RR, 0.91; 95% CI, 0.81 - 1.01).
- Tần suất các biến chứng nghiêm trọng về mẹ và thai nhi của cả hai nhóm đều là 5%.
Nhóm nghiên cứu tiếp tục tiến hành phân tích dưới nhóm hiệu quả của progesterone so với placebo đối với 10 nhóm nhỏ bao gồm: tuổi mẹ (< 35 tuổi và ≥ 35 tuổi); BMI (< 30 và ≥ 30); có hoặc không có hoạt động tim thai; tuổi thai lúc xuất huyết (< 6 tuần; từ 6 đến < 9 tuần và ≥ 9 tuần); lượng máu mất (theo thang điểm PBAC); số lần sẩy thai trước đó (0; 1 hoặc 2 lần, và ≥ 3 lần); số túi thai (1 và ≥ 2), … Trong đó duy nhất chỉ ghi nhận việc dùng progesterone có thể có lợi đối với nhóm thai phụ ra huyết âm đạo sớm có tiền căn từ 3 lần sẩy thai trở lên với tỉ lệ sinh non trước 34 tuần lần lượt là 72% và 57% ở nhóm dùng progesterone và placebo (RR, 1.28; 95% CI, 1.08 - 1.51, P = 0.007).
Nghiên cứu cũng có một số hạn chế như việc sử dụng progesterone dạng vi hạt với liều 400 mg 2 lần mỗi ngày và qua ngả âm đạo, nên chưa đánh giá được liệu progesterone có thể có hiệu quả ở những liều dùng và đường dùng khác hay không. Hạn chế thứ hai của nghiên cứu là chỉ bắt đầu sử dụng progesterone khi đã thấy túi thai trong tử cung, vì vậy nghiên cứu không thể cung cấp thông tin về việc dùng progesterone có hiệu quả ở giai đoạn sớm khi chưa phát hiện túi thai trên siêu âm hay không.
Như vậy, với cỡ mẫu lớn nhất từng được thực hiện và được thiết kế chặt chẽ, kết quả từ nghiên cứu PRISM cho thấy việc sử dụng progesterone 400 mg hai lần mỗi ngày qua ngả âm đạo không cải thiện tỷ lệ trẻ sinh sống đối với những thai phụ có ra huyết âm đạo sớm, trước tuần lễ thứ 12 của thai kỳ.
Nguồn: Coomarasamy A, Devall AJ, Cheed V, et al. A randomized trial of progesterone in women with bleeding in early pregnancy. N Engl J Med 2019;380:1815-24.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Giá trị HDS tinh trùng đo bằng kỹ thuật SCSA có liên quan đến tỉ lệ sẩy thai sớm trong chu kỳ ICSI - Ngày đăng: 17-05-2019
Đánh giá bộ máy giải phóng Canxi ở những noãn thất bại thụ tinh sau ICSI và ICSI-AOA - Ngày đăng: 16-05-2019
Mối liên quan giữa stress và tỉ lệ thành công của phụ nữ điều trị thụ tinh trong ống nghiệm - Ngày đăng: 16-05-2019
Nguy cơ giảm biểu hiện sản phẩm phiên mã ở phôi của phụ nữ lớn tuổi - Ngày đăng: 12-05-2019
Kết cục lâm sàng và chu sinh của các bệnh nhân có độ tuổi khác nhau sau khi chuyển phôi trữ giai đoạn phân chia và phôi nang từ phôi giai đoạn phân chia rã nuôi - Ngày đăng: 12-05-2019
Có nên chuyển phôi ở giai đoạn phôi nang? - Ngày đăng: 12-05-2019
Mối tương quan giữa phân mảnh DNA tinh trùng và sẩy thai liên tiếp: Tổng quan hệ thống và phân tích gộp - Ngày đăng: 12-05-2019
Mối liên quan giữa testosterone, tinh dịch đồ và tỉ lệ trẻ sinh sống ở nam giới vô sinh chưa rõ nguyên nhân trong IUI - Ngày đăng: 09-05-2019
Mối tương quan giữa hỗ trợ thoát màng bằng laser và kết quả lâm sàng trên chu kỳ chuyển phôi trữ ngày 3 của bệnh nhân thất bại làm tổ nhiều lần - Ngày đăng: 09-05-2019
Chế độ ăn và khả năng sinh sản ở nam giới trẻ tuổi - Ngày đăng: 09-05-2019
Kiểu hình phổ Raman môi trường nuôi cấy phôi giúp xác định phôi nguyên bội và lệch bội - Ngày đăng: 02-07-2019
Tổng quan hệ thống và phân tích gộp theo dõi kết cục của thai bám sẹo mổ lấy thai - Ngày đăng: 09-05-2019
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK