Tin tức
on Thursday 09-05-2019 1:13pm
Danh mục: Tin quốc tế
Các chất vi lượng như sắt, kẽm, đồng, i-ốt, selen… có vai trò quan trọng trong việc duy trì các hoạt động sinh lý bình thường ở người cũng như quá trình sinh tinh và tạo hormone sinh dục. Việc thiếu hoặc thừa các vi chất này có thể làm thay đổi quá trình sinh tinh dẫn đến giảm khả năng sinh sản và rối loạn nội tiết ở nam giới.
Để kiểm chứng giả thuyết này, nhóm tác giả Adoamnei và cs. đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ ăn uống có chứa các chất vi lượng và chất lượng tinh trùng cũng như nồng độ hormone sinh dục trên các tình nguyện viên là những sinh viên khỏe mạnh của đại học Murcia, Tây Ban Nha.
Nghiên cứu được tiến hành trên 209 sinh viên khỏe mạnh, tuổi từ 18-23 tuổi. Các tình nguyện viên được khảo sát về chế độ ăn uống thông qua bảng câu hỏi bán định lượng về thành phần thực phẩm đã sử dụng trong thời gian trước khi khảo sát. Bảng câu hỏi được xây dựng dựa vào giá trị về thực phẩm của Hoa Kỳ và Tây Ban Nha theo tiêu chuẩn quốc tế. Các chất vi lượng được đánh giá là sắt, kẽm và i-ốt. Chất lượng tinh trùng được đánh giá theo hướng dẫn của WHO 2010. Nồng độ FSH, LH và testosterone trong huyết thanh được xác định. Một số yếu tố khác cũng được ghi nhận như BMI, có hay không hút thuốc lá.
Kết quả nghiên cứu cho thấy người tham gia nghiên cứu có tuổi trung bình là 20,1 (± 3,1), BMI là 24 (±3,4); 31,6% số người tham gia có hút thuốc. Mật độ tinh trùng trung bình là 43,3 triệu/ml, tỷ lệ di động trung bình là 48%. Nồng độ hormone FSH, LH và testosterone lần lượt là 2,7 UI/L; 4,2 UI/L và 21,8 nmol/L. Hàm lượng trung bình của sắt, i-ốt và kẽm lần lượt là 24,3 mg/ngày (± 9,3), 155 µg/ngày (±70,4) và 31,1 mg/ngày (±10,4). Có mối tương quan nghịch giữa hàm lượng sắt trong chế độ ăn với mật độ và độ di động của tinh trùng. Ngoài ra, các yếu tố khác không ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng cũng như nồng độ hormone.
Qua nghiên cứu, tác giả kết luận rằng chế độ ăn có nhiều sắt có thể làm giảm mật độ tinh trùng và khả năng di động nhưng không ảnh hưởng đến nồng độ hormone sinh dục ở nhóm nam giới trẻ tuổi.
Nguồn: Evdochia Adoamnei et al. (2019). Dietary intake of trace elements and semen quality and reproductive hormone levels in young men: relationship with fertility. Revista Internacional de Andrología. 17(2). p46-54. doi: 10.1016/j.androl.2018.03.004.
Để kiểm chứng giả thuyết này, nhóm tác giả Adoamnei và cs. đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ ăn uống có chứa các chất vi lượng và chất lượng tinh trùng cũng như nồng độ hormone sinh dục trên các tình nguyện viên là những sinh viên khỏe mạnh của đại học Murcia, Tây Ban Nha.
Nghiên cứu được tiến hành trên 209 sinh viên khỏe mạnh, tuổi từ 18-23 tuổi. Các tình nguyện viên được khảo sát về chế độ ăn uống thông qua bảng câu hỏi bán định lượng về thành phần thực phẩm đã sử dụng trong thời gian trước khi khảo sát. Bảng câu hỏi được xây dựng dựa vào giá trị về thực phẩm của Hoa Kỳ và Tây Ban Nha theo tiêu chuẩn quốc tế. Các chất vi lượng được đánh giá là sắt, kẽm và i-ốt. Chất lượng tinh trùng được đánh giá theo hướng dẫn của WHO 2010. Nồng độ FSH, LH và testosterone trong huyết thanh được xác định. Một số yếu tố khác cũng được ghi nhận như BMI, có hay không hút thuốc lá.
Kết quả nghiên cứu cho thấy người tham gia nghiên cứu có tuổi trung bình là 20,1 (± 3,1), BMI là 24 (±3,4); 31,6% số người tham gia có hút thuốc. Mật độ tinh trùng trung bình là 43,3 triệu/ml, tỷ lệ di động trung bình là 48%. Nồng độ hormone FSH, LH và testosterone lần lượt là 2,7 UI/L; 4,2 UI/L và 21,8 nmol/L. Hàm lượng trung bình của sắt, i-ốt và kẽm lần lượt là 24,3 mg/ngày (± 9,3), 155 µg/ngày (±70,4) và 31,1 mg/ngày (±10,4). Có mối tương quan nghịch giữa hàm lượng sắt trong chế độ ăn với mật độ và độ di động của tinh trùng. Ngoài ra, các yếu tố khác không ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng cũng như nồng độ hormone.
Qua nghiên cứu, tác giả kết luận rằng chế độ ăn có nhiều sắt có thể làm giảm mật độ tinh trùng và khả năng di động nhưng không ảnh hưởng đến nồng độ hormone sinh dục ở nhóm nam giới trẻ tuổi.
Nguồn: Evdochia Adoamnei et al. (2019). Dietary intake of trace elements and semen quality and reproductive hormone levels in young men: relationship with fertility. Revista Internacional de Andrología. 17(2). p46-54. doi: 10.1016/j.androl.2018.03.004.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Kiểu hình phổ Raman môi trường nuôi cấy phôi giúp xác định phôi nguyên bội và lệch bội - Ngày đăng: 02-07-2019
Tổng quan hệ thống và phân tích gộp theo dõi kết cục của thai bám sẹo mổ lấy thai - Ngày đăng: 09-05-2019
Kẹp dây rốn muộn có ảnh hưởng gì đến các kết cục sơ sinh ở trẻ non tháng từ các thai kỳ đa thai? - Ngày đăng: 08-05-2019
Đột biến gen ZP1, ZP2 và ZP3 là nguyên nhân gây vô sinh nữ vì hình thành màng trong suốt của noãn bất thường - Ngày đăng: 03-05-2019
Tổng quan hệ thống về: Phương pháp sinh và nguy cơ sinh non ở những thai kỳ tiếp theo - Ngày đăng: 03-05-2019
Phụ nữ có tiền căn dọa sinh non ở thai kỳ lần trước sẽ tăng nguy cơ sinh non cho thai kỳ lần sau - Ngày đăng: 29-04-2019
Nguy cơ sinh non ở phụ nữ đái tháo đường type 1 - Ngày đăng: 29-04-2019
Ảnh hưởng của các điều kiện nhiệt độ nuôi cấy khác nhau trên phôi người trong thụ tinh trong ống nghiệm: hai nghiên cứu chia noãn - Ngày đăng: 29-04-2019
Dấu hiệu trên siêu âm gợi ý chẩn đoán lạc nội mạc tử cung đại tràng sigma-trực tràng - Ngày đăng: 29-04-2019
Phụ nữ lạc nội mạc tử cung có nguy cơ bị kết cục bất lợi khi mang thai không? - Ngày đăng: 26-08-2019
Chiều dài kênh cổ tử cung đo ở 16 – 20 tuần và khả năng tiên lượng sinh non trên song thai - Ngày đăng: 24-04-2019
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK