Tin tức
on Wednesday 24-04-2019 9:48am
Danh mục: Tin quốc tế
Bs Lê Long Hồ - Nhóm nghiên cứu sinh non – BV Mỹ Đức
Tỷ lệ sinh non ở song thai gấp 6 lần đơn thai và chiếm khoảng 17% tổng số ca sinh non. Sinh non trên song thai cao có tỷ lệ tử vong sơ sinh gấp 8.5 lần và tỷ lệ nằm NICU cao gấp 11 lần sinh non trên đơn thai.
Một trong những cách đơn giản để tiên lượng nguy cơ sinh non là thực hiện đo chiều dài kênh cổ tử cung giai đoạn từ 16 – 20 tuần. Trên đơn thai, chiều dài kênh cổ tử cung < 25 mm có liên quan đến nguy cơ sinh non cao. Còn trên song thai, những nghiên cứu ban đầu cho thấy chiều dài kênh cổ tử cung 25mm đo lúc 24 tuần có liên quan đến nguy cơ sinh non. Tuy nhiên, vẫn còn bất đồng ý kiến về thời điểm đo kênh cổ tử cung và có cần đo kênh cổ tử cung hay không. Hiện tại, ACOG và SOGC vẫn chưa khuyến cáo đo kênh cổ tử cung thường quy trên song thai. Vì thế, nhóm nghiên cứu tiến hành xác định khả năng tiên lượng nguy cơ sinh non < 34 tuần trên song thai khi đo chiều dài kênh cổ tử cung ở tuổi thai từ 16 – 20 tuần.
Phương pháp nghiên cứu: Phân tích thứ cấp từ số liệu của nghiên cứu RCT, đa trung tâm đánh giá hiệu quả của 17 alpha-hydroxyprogesterone caproate trong dự phòng sinh non trên đa thai.
Những ca song thai có đo chiều dài kênh cổ tử cung từ 16 – 20 tuần được chọn vào nghiên cứu. Loại những ca song thai không được đo chiều dài kênh cổ tử cung, thai lưu, song thai một nhau - một ối, nguy cơ truyền máu song thai, chênh lệch sự phát triển của hai thai ít nhất 3 tuần, khâu cổ tử cung, tử cung dị dạng, điều trị kháng đông, bệnh lý mạn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp.
Có 178 thai phụ phù hợp với tiêu chuẩn nhận, loại.
- Tỷ lệ sinh non < 34 tuần là 16%
- Độ dài kênh cổ tử cung trung bình là 40 mm.
- Phụ nữ Mỹ gốc Phi có tỷ lệ sinh non < 34 tuần cao hơn các nhóm chủng tộc khác.
- Đường cong ROC mô tả giá trị tiên lượng của đo chiều dài kênh cổ tử cung của những ca song thai sinh non < 34 tuần với diện tích dưới đường cong (AUC) là 0.51.
Nguồn: Hester, A. E., Ankumah, N. A. E., Chauhan, S. P., Blackwell, S. C., & Sibai, B. M. (2019). Twin transvaginal cervical length at 16–20 weeks and prediction of preterm birth. The Journal of Maternal-Fetal & Neonatal Medicine, 32(4), 550-554.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Định hướng mặt phân cắt phôi bào và mô hình tứ diện ở giai đoạn phôi sớm có liên quan đến chất lượng phôi nang loại tốt - Ngày đăng: 22-04-2019
Gen ảnh hưởng đến thời lượng thai kỳ và sinh non - Ngày đăng: 21-04-2019
Đánh giá mức độ đau trong siêu âm buồng tử cung ống dẫn trứng sử dụng chất tương phản vi bọt – Hyfosy - Ngày đăng: 17-04-2019
Siêu âm buồng tử cung ống dẫn trứng với chất tương phản vi bọt ít đau hơn chụp buồng tử cung ống dẫn trứng cản quang – thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có nhóm chứng - Ngày đăng: 17-04-2019
Khoảng thời gian giữa hai lần mang thai và kết cục thai kỳ đơn thai sau chuyển phôi trữ - Ngày đăng: 13-04-2019
Một đột biến mới của gen MEIOB là nguyên nhân của vô tinh và ngừng giảm phân ở tinh hoàn - Ngày đăng: 13-04-2019
Nguy cơ ung thư vú sau khi cho trứng: chúng ta có nên quan tâm? - Ngày đăng: 13-04-2019
Cập nhật: điện thoại di động và vô sinh nam - Ngày đăng: 13-04-2019
Hệ khuẩn chí ở cổ tử cung-âm đạo và đáp ứng miễn dịch tại chỗ có thể điều tiết nguy cơ sinh non tự nhiên - Ngày đăng: 13-04-2019
Các thông số động học time-lapse có dự đoán phôi nguyên bội được hay không? - Ngày đăng: 13-04-2019
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK