Tin tức
on Wednesday 08-05-2019 4:39pm
Danh mục: Tin quốc tế
TS. Nguyễn An Nghĩa
Bộ môn Nhi – Đại học Y Dược TPHCM
Bộ môn Nhi – Đại học Y Dược TPHCM
Đã có nhiều nghiên cứu về hiệu quả của phương pháp kẹp dây rốn muộn (delayed cord clamping - DCC) ở các thai kỳ non tháng, với các lợi điểm như làm giảm nguy cơ xuất huyết não thất (intravascular haemorrhage - IVH), giảm nguy cơ viêm ruột hoại tử, và giảm nguy cơ cần truyền máu. Những bằng chứng gần đây còn cho thấy DCC giúp giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ non tháng.
Tuy nhiên, đa thai là một tình huống đặc biệt mà cả bác sĩ sản khoa lẫn nhi khoa đều dè dặt trong việc áp dụng DCC, xuất phát từ những lo lắng về thông nối mạch máu giữa các bào thai trong bánh nhau một buồng ối, về nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe của trẻ thứ hai, khó khăn trong việc đỡ sinh bé thứ hai trong sinh mổ do phải chờ sinh bé thứ nhất, cũng như về gia tăng nguy cơ băng huyết sau sinh cho mẹ.
Chính từ những vấn đề trên, tác giả Priya Jegatheesan - đang công tác tại khoa Nhi - Sơ sinh, Trung tâm Y khoa Santa Clara Valley, San Jose, Hoa Kỳ - cùng các cộng sự của mình đã tiến hành một nghiên cứu quan sát hồi cứu nhằm so sánh các kết cục sơ sinh khi áp dụng DCC ở trẻ từ thai kỳ đơn thai so với đa thai, trẻ thứ nhất so với trẻ thứ hai (ở thai kỳ đa thai), và một buồng ối so với hai/ba buồng ối trên những thai kỳ < 33 tuần tuổi thai. Đây là một nghiên cứu quan sát hồi cứu trên 529 trẻ sinh non được áp dụng DDC ≥ 30 giây, nhập điều trị tại NICU tuyến trung ương (level III), California, Hoa Kỳ.
Tổng số có 529 trẻ sinh non được đưa vào nghiên cứu, bao gồm 433 trẻ từ thai kỳ đơn thai và 96 trẻ từ thai kỳ đa thai, với tuổi thai < 33 tuần tuổi. Những trẻ này được sinh trong khoảng thời gian từ 01/2008 đến 12/2017, được áp dụng DCC ≥ 30 giây, và nhập điều trị tại NICU tuyến trung ương (level III), California, Hoa Kỳ.
Một số kết quả chính thu được từ nghiên cứu như sau:
Tuy nhiên, đa thai là một tình huống đặc biệt mà cả bác sĩ sản khoa lẫn nhi khoa đều dè dặt trong việc áp dụng DCC, xuất phát từ những lo lắng về thông nối mạch máu giữa các bào thai trong bánh nhau một buồng ối, về nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe của trẻ thứ hai, khó khăn trong việc đỡ sinh bé thứ hai trong sinh mổ do phải chờ sinh bé thứ nhất, cũng như về gia tăng nguy cơ băng huyết sau sinh cho mẹ.
Chính từ những vấn đề trên, tác giả Priya Jegatheesan - đang công tác tại khoa Nhi - Sơ sinh, Trung tâm Y khoa Santa Clara Valley, San Jose, Hoa Kỳ - cùng các cộng sự của mình đã tiến hành một nghiên cứu quan sát hồi cứu nhằm so sánh các kết cục sơ sinh khi áp dụng DCC ở trẻ từ thai kỳ đơn thai so với đa thai, trẻ thứ nhất so với trẻ thứ hai (ở thai kỳ đa thai), và một buồng ối so với hai/ba buồng ối trên những thai kỳ < 33 tuần tuổi thai. Đây là một nghiên cứu quan sát hồi cứu trên 529 trẻ sinh non được áp dụng DDC ≥ 30 giây, nhập điều trị tại NICU tuyến trung ương (level III), California, Hoa Kỳ.
Tổng số có 529 trẻ sinh non được đưa vào nghiên cứu, bao gồm 433 trẻ từ thai kỳ đơn thai và 96 trẻ từ thai kỳ đa thai, với tuổi thai < 33 tuần tuổi. Những trẻ này được sinh trong khoảng thời gian từ 01/2008 đến 12/2017, được áp dụng DCC ≥ 30 giây, và nhập điều trị tại NICU tuyến trung ương (level III), California, Hoa Kỳ.
Một số kết quả chính thu được từ nghiên cứu như sau:
- Trẻ từ thai kỳ đa thai có tuổi thai lớn hơn (31 tuần vs 30,6 tuần), tỷ lệ sinh mổ nhiều hơn (91% vs 54%), tỷ lệ trẻ nam ít hơn (48% vs 62%), và hematocrite (Hct) ở thời điểm 12 - 24 giờ cao hơn (54,3% vs 50,5%), so với trẻ từ thai kỳ đơn thai. Sự khác biệt về Hct có ý nghĩa thống kê ngay cả sau khi đã điều chỉnh kết quả theo cân nặng, cách sinh, và giới tính.
- So với trẻ đầu tiên từ thai kỳ đa thai, trẻ thứ hai nhẹ cân hơn (1.550 gr vs 1.438 gr), và có tỷ lệ sống sót không biến chứng thấp hơn (91% vs 77%). Sự khác biệt trong tỷ lệ sống sót và không kèm biến chứng không có ý nghĩa thống kê sau khi đã điều chỉnh theo cân nặng.
- So với những thai kỳ đa thai với hai/ba túi ối, trẻ từ thai kỳ đa thai một túi ối có thân nhiệt lúc nhập khoa thấp hơn (37oC vs 36,8oC), mặc dù khác biệt này không có ý nghĩa thống kê.
Những kết quả từ nghiên cứu trên đã cho thấy các kết cục sơ sinh ở trẻ sơ sinh non tháng được áp dụng DCC không khác biệt nhiều giữa thai kỳ đơn thai và đa thai, giữa trẻ thứ nhất và trẻ thứ hai trong thai kỳ đa thai, và giữa một túi ối so với hai/ba túi ối.
(Nguồn: Jegatheesan P., Belogolovsky E., Nudelman M., et al., 2019. Neonatal outcomes in preterm multiples receiving delayed cord clamping. Arch Dis Child Fetal Neonatal Ed. 0: F1-F7)
(Nguồn: Jegatheesan P., Belogolovsky E., Nudelman M., et al., 2019. Neonatal outcomes in preterm multiples receiving delayed cord clamping. Arch Dis Child Fetal Neonatal Ed. 0: F1-F7)
Từ khóa: Kẹp dây rốn muộn có ảnh hưởng gì đến các kết cục sơ sinh ở trẻ non tháng từ các thai kỳ đa thai?
Các tin khác cùng chuyên mục:
Đột biến gen ZP1, ZP2 và ZP3 là nguyên nhân gây vô sinh nữ vì hình thành màng trong suốt của noãn bất thường - Ngày đăng: 03-05-2019
Tổng quan hệ thống về: Phương pháp sinh và nguy cơ sinh non ở những thai kỳ tiếp theo - Ngày đăng: 03-05-2019
Phụ nữ có tiền căn dọa sinh non ở thai kỳ lần trước sẽ tăng nguy cơ sinh non cho thai kỳ lần sau - Ngày đăng: 29-04-2019
Nguy cơ sinh non ở phụ nữ đái tháo đường type 1 - Ngày đăng: 29-04-2019
Ảnh hưởng của các điều kiện nhiệt độ nuôi cấy khác nhau trên phôi người trong thụ tinh trong ống nghiệm: hai nghiên cứu chia noãn - Ngày đăng: 29-04-2019
Dấu hiệu trên siêu âm gợi ý chẩn đoán lạc nội mạc tử cung đại tràng sigma-trực tràng - Ngày đăng: 29-04-2019
Phụ nữ lạc nội mạc tử cung có nguy cơ bị kết cục bất lợi khi mang thai không? - Ngày đăng: 26-08-2019
Chiều dài kênh cổ tử cung đo ở 16 – 20 tuần và khả năng tiên lượng sinh non trên song thai - Ngày đăng: 24-04-2019
Định hướng mặt phân cắt phôi bào và mô hình tứ diện ở giai đoạn phôi sớm có liên quan đến chất lượng phôi nang loại tốt - Ngày đăng: 22-04-2019
Gen ảnh hưởng đến thời lượng thai kỳ và sinh non - Ngày đăng: 21-04-2019
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK