Tin tức
on Monday 26-08-2019 1:52pm
Danh mục: Tin quốc tế
BS Huỳnh Hoàng Mi – Bệnh viện Mỹ Đức
Mối liên quan giữa bệnh lý lạc nội mạc tử cung (LNMTC) và nguy cơ kết cục xấu trong thai kỳ như tiền sản giật, đái tháo đường, nhau tiền đạo, tăng nguy cơ mổ lấy thai, sinh non, vỡ ối non, thai nhỏ so với tuổi thai, thai lưu và tử vong chu sinh hiện chưa được biết rõ.
Nhiều nghiên cứu đã đưa đến kết luận phụ nữ có LNMTC có kết cục bất lợi cho sản phụ, thai nhi và trẻ sơ sinh với tỷ lệ cao hơn. Tuy vậy, dữ liệu vẫn còn nhiều tranh cãi vì việc điều trị hỗ trợ sinh sản có thể là yếu tố gây ảnh hưởng.
Gần đây, một tổng quan hệ thống và phân tích gộp vừa được đăng tải trên tạp chí Human Reproduction vào tháng 12/2018. Dữ liệu được tổng hợp từ các nghiên cứu với thiết kế tiến cứu, hồi cứu và bệnh chứng, với nhóm bệnh là phụ nữ mang thai >20 tuần có kèm LNMTC và nhóm chứng là phụ nữ mang thai không bị LNMTC. Việc sàng lọc được thực hiện bởi 2 người độc lập.
Tổng cộng có 33 nghiên cứu thỏa tiêu chuẩn, với cỡ mẫu 3.280.488 đối tượng. So với phụ nữ không có LNMTC, phụ nữ có LNMTC có tỉ lệ cao bị tiền sản giật, tăng huyết áp có hoặc không có tiền sản giật kèm theo, đái tháo đường thai kỳ, bệnh lý gan mật do thai kỳ, nhau tiền đạo, xuất huyết trong thai kỳ, ngôi thai bất thường, chuyển dạ bất thường, mổ lấy thai (với OR lần lượt là 1.18; 1.21; 1.26; 4.87; 3.31; 1.69; 3.18; 1.71; 1.45 và 1.86). Thai nhi và trẻ sơ sinh ở phụ nữ có LNMTC có nguy cơ vỡ ối non, sinh non, thai nhỏ so với tuổi thai (BPV <10), nhập săn sóc nhi đặc biệt, thai lưu và chết chu sinh cao hơn nhóm chứng (với OR lần lượt là 2.33; 1.70; 1.28; 1.39; 1.29 và 1.78).
Khi phân tích dưới nhóm, các tác giả ghi nhận ở nhóm phụ nữ có thai tự nhiên, LNMTC liên quan đến tăng nguy cơ nhau tiền đạo, mổ lấy thai, sinh non và trẻ nhẹ cân. Trong khi, nhóm phụ nữ có thai từ hỗ trợ sinh sản, LNMTC liên quan đến nhau tiền đạo và sinh non.
Kết quả của nghiên cứu cung cấp thêm thông tin về mối liên quan của bệnh lý lạc nội mạc tử cung và kết cục xấu của thai kỳ. Các tác giả đề xuất việc quan tâm hơn trong chăm sóc thai kỳ ở phụ nữ có LNMTC, đặc biệt các biến chứng thai lưu và tử vong sơ sinh.
Nguồn: Endometriosis and adverse maternal, fetal and neonatal outcomes, a systematic review and meta-analysis. Human Reproduction, Volume 33, Issue 10, October 2018, Pages 1854–1865
https://doi.org/10.1093/humrep/dey269
Nhiều nghiên cứu đã đưa đến kết luận phụ nữ có LNMTC có kết cục bất lợi cho sản phụ, thai nhi và trẻ sơ sinh với tỷ lệ cao hơn. Tuy vậy, dữ liệu vẫn còn nhiều tranh cãi vì việc điều trị hỗ trợ sinh sản có thể là yếu tố gây ảnh hưởng.
Gần đây, một tổng quan hệ thống và phân tích gộp vừa được đăng tải trên tạp chí Human Reproduction vào tháng 12/2018. Dữ liệu được tổng hợp từ các nghiên cứu với thiết kế tiến cứu, hồi cứu và bệnh chứng, với nhóm bệnh là phụ nữ mang thai >20 tuần có kèm LNMTC và nhóm chứng là phụ nữ mang thai không bị LNMTC. Việc sàng lọc được thực hiện bởi 2 người độc lập.
Tổng cộng có 33 nghiên cứu thỏa tiêu chuẩn, với cỡ mẫu 3.280.488 đối tượng. So với phụ nữ không có LNMTC, phụ nữ có LNMTC có tỉ lệ cao bị tiền sản giật, tăng huyết áp có hoặc không có tiền sản giật kèm theo, đái tháo đường thai kỳ, bệnh lý gan mật do thai kỳ, nhau tiền đạo, xuất huyết trong thai kỳ, ngôi thai bất thường, chuyển dạ bất thường, mổ lấy thai (với OR lần lượt là 1.18; 1.21; 1.26; 4.87; 3.31; 1.69; 3.18; 1.71; 1.45 và 1.86). Thai nhi và trẻ sơ sinh ở phụ nữ có LNMTC có nguy cơ vỡ ối non, sinh non, thai nhỏ so với tuổi thai (BPV <10), nhập săn sóc nhi đặc biệt, thai lưu và chết chu sinh cao hơn nhóm chứng (với OR lần lượt là 2.33; 1.70; 1.28; 1.39; 1.29 và 1.78).
Khi phân tích dưới nhóm, các tác giả ghi nhận ở nhóm phụ nữ có thai tự nhiên, LNMTC liên quan đến tăng nguy cơ nhau tiền đạo, mổ lấy thai, sinh non và trẻ nhẹ cân. Trong khi, nhóm phụ nữ có thai từ hỗ trợ sinh sản, LNMTC liên quan đến nhau tiền đạo và sinh non.
Kết quả của nghiên cứu cung cấp thêm thông tin về mối liên quan của bệnh lý lạc nội mạc tử cung và kết cục xấu của thai kỳ. Các tác giả đề xuất việc quan tâm hơn trong chăm sóc thai kỳ ở phụ nữ có LNMTC, đặc biệt các biến chứng thai lưu và tử vong sơ sinh.
Nguồn: Endometriosis and adverse maternal, fetal and neonatal outcomes, a systematic review and meta-analysis. Human Reproduction, Volume 33, Issue 10, October 2018, Pages 1854–1865
https://doi.org/10.1093/humrep/dey269
Từ khóa: lạc nội mạc tử cung, kết cục thai kỳ
Các tin khác cùng chuyên mục:
Chiều dài kênh cổ tử cung đo ở 16 – 20 tuần và khả năng tiên lượng sinh non trên song thai - Ngày đăng: 24-04-2019
Định hướng mặt phân cắt phôi bào và mô hình tứ diện ở giai đoạn phôi sớm có liên quan đến chất lượng phôi nang loại tốt - Ngày đăng: 22-04-2019
Gen ảnh hưởng đến thời lượng thai kỳ và sinh non - Ngày đăng: 21-04-2019
Đánh giá mức độ đau trong siêu âm buồng tử cung ống dẫn trứng sử dụng chất tương phản vi bọt – Hyfosy - Ngày đăng: 17-04-2019
Siêu âm buồng tử cung ống dẫn trứng với chất tương phản vi bọt ít đau hơn chụp buồng tử cung ống dẫn trứng cản quang – thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có nhóm chứng - Ngày đăng: 17-04-2019
Khoảng thời gian giữa hai lần mang thai và kết cục thai kỳ đơn thai sau chuyển phôi trữ - Ngày đăng: 13-04-2019
Một đột biến mới của gen MEIOB là nguyên nhân của vô tinh và ngừng giảm phân ở tinh hoàn - Ngày đăng: 13-04-2019
Nguy cơ ung thư vú sau khi cho trứng: chúng ta có nên quan tâm? - Ngày đăng: 13-04-2019
Cập nhật: điện thoại di động và vô sinh nam - Ngày đăng: 13-04-2019
Hệ khuẩn chí ở cổ tử cung-âm đạo và đáp ứng miễn dịch tại chỗ có thể điều tiết nguy cơ sinh non tự nhiên - Ngày đăng: 13-04-2019
Các thông số động học time-lapse có dự đoán phôi nguyên bội được hay không? - Ngày đăng: 13-04-2019
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK