Tin tức
on Friday 17-05-2019 9:21am
Danh mục: Tin quốc tế
Phạm Hoàng Huy – Chuyên viên phôi học IVFMDPN
Kỹ thuật hỗ trợ sinh sản (ART), bao gồm IVF và ICSI là các phương pháp hiệu quả để điều trị vô sinh cho các cặp vợ chồng. Mặc dù tỉ lệ thành công của ART qua các năm tăng, có một tỉ lệ đáng kể sẩy thai sớm (trước 12 tuần) được ghi nhận. Một số nghiên cứu cho thấy rằng tính toàn vẹn DNA và mức độ trưởng thành của tinh trùng có liên quan đến kết quả phát triển phôi và sẩy thai. Ngoài ra, chỉ số phân mảnh DNA tinh trùng (DFI) cao có liên quan đến gia tăng tỉ lệ sẩy thai sớm. Hiện nay, cùng với sự ra đời của phương pháp SCSA trong đánh giá phân mảnh DNA tinh trùng, giá trị HDS (High DNA Stainability) đang được biết đến là một thông số mới có liên quan đến khả năng thụ thai. Giá trị này chỉ phần trăm tinh trùng chưa trưởng thành trong chất nhiễm sắc với nhiễm sắc thể ít đóng xoắn hơn.
Nghiên cứu gần đây về mức độ trưởng thành của nhân tinh trùng với kết quả thai kỳ thụ tinh trong ống nghiệm đã được công bố trên tạp chí Fertilily and Sterility. Trong nghiên cứu này, giá trị HDS của tinh trùng (High DNA Stainability) được đo bằng phương pháp SCSA. Có 5.000 chu kỳ IVF-ICSI đã được phân tích để xác định giá trị HDS có ảnh hưởng như thế nào đến nguy cơ sẩy thai sớm.
Kết quả cho thấy đối với cả IVF cổ điển và ICSI, tỉ lệ sẩy thai sớm là 1,4 (1,07 - 1,85) nếu HDS > 15% so với HDS 15%. Nhóm IVF có giá trị HDS thấp hơn nhóm ICSI (9,9% so với 15%). Không có sự khác biệt có ý nghĩa khi so sánh giá trị HDS ở nhóm IVF, tuy nhiên ở nhóm ICSI, có sự khác biệt đáng kể (OR 1,63; 1,01 - 2,62, P = 0,0046) khi so sánh HDS > 15% so với HDS 7%.
Tóm lại, trong chu kỳ ICSI, nguy cơ sẩy thai sớm cao hơn khi HDS > 15%; tuy nhiên, không có sự khác biệt như vậy trong chu kỳ IVF. Tác giả đề xuất rằng phân tích SCSA nên được bổ sung để quyết định chiến lược điều trị cho bệnh nhân.
Nguồn: Sperm chromatin structure assay high dna stainability sperm as a marker of early miscarriage after intracytoplasmic sperm injection, Fertility and Sterility, 2019
Nguồn hình: https://www.biospace.com/article/dna-damaged-sperm-identified-as-new-biological-marker-for-repeated-miscarriages/
Từ khóa: Giá trị HDS tinh trùng đo bằng kỹ thuật SCSA có liên quan đến tỉ lệ sẩy thai sớm trong chu kỳ ICSI
Các tin khác cùng chuyên mục:
Đánh giá bộ máy giải phóng Canxi ở những noãn thất bại thụ tinh sau ICSI và ICSI-AOA - Ngày đăng: 16-05-2019
Mối liên quan giữa stress và tỉ lệ thành công của phụ nữ điều trị thụ tinh trong ống nghiệm - Ngày đăng: 16-05-2019
Nguy cơ giảm biểu hiện sản phẩm phiên mã ở phôi của phụ nữ lớn tuổi - Ngày đăng: 12-05-2019
Kết cục lâm sàng và chu sinh của các bệnh nhân có độ tuổi khác nhau sau khi chuyển phôi trữ giai đoạn phân chia và phôi nang từ phôi giai đoạn phân chia rã nuôi - Ngày đăng: 12-05-2019
Có nên chuyển phôi ở giai đoạn phôi nang? - Ngày đăng: 12-05-2019
Mối tương quan giữa phân mảnh DNA tinh trùng và sẩy thai liên tiếp: Tổng quan hệ thống và phân tích gộp - Ngày đăng: 12-05-2019
Mối liên quan giữa testosterone, tinh dịch đồ và tỉ lệ trẻ sinh sống ở nam giới vô sinh chưa rõ nguyên nhân trong IUI - Ngày đăng: 09-05-2019
Mối tương quan giữa hỗ trợ thoát màng bằng laser và kết quả lâm sàng trên chu kỳ chuyển phôi trữ ngày 3 của bệnh nhân thất bại làm tổ nhiều lần - Ngày đăng: 09-05-2019
Chế độ ăn và khả năng sinh sản ở nam giới trẻ tuổi - Ngày đăng: 09-05-2019
Kiểu hình phổ Raman môi trường nuôi cấy phôi giúp xác định phôi nguyên bội và lệch bội - Ngày đăng: 02-07-2019
Tổng quan hệ thống và phân tích gộp theo dõi kết cục của thai bám sẹo mổ lấy thai - Ngày đăng: 09-05-2019
Kẹp dây rốn muộn có ảnh hưởng gì đến các kết cục sơ sinh ở trẻ non tháng từ các thai kỳ đa thai? - Ngày đăng: 08-05-2019
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK