Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Sunday 12-05-2019 11:46am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế
Chuyển phôi trữ đã là một quy trình thường quy trong thụ tinh trong ống nghiệm. Một số nghiên cứu phân tích gộp và phân tích hệ thống đã có báo cáo cho rằng kết cục lâm sàng: thai diễn tiến, trẻ sinh sống không có sự khác biệt giữa chuyển phôi trữ so với phôi tươi.

Việc chuyển phôi nang từ phôi ngày 3 rã nuôi được báo cáo sẽ cải thiện được tỉ lệ thai diễn tiến và cho kết cục chu sinh tốt hơn phôi ngày 3 (Eftekhar và cs, 2012) (Wang và cs, 2011). Tuy nhiên, kết cục lâm sàng của FET phôi giai đoạn phân chia và phôi nang từ phôi giai đoạn phân chia rã nuôi ở bệnh nhân lớn tuổi và trẻ tuổi vẫn chưa được hiểu rõ.
 

Lớn tuổi là yếu tố ảnh hưởng đáng kể đến kết cục điều trị thụ tinh trong ống nghiệm. Những nghiên cứu đã báo cáo tỉ lệ làm tổ và thai lâm sàng thấp hơn ở bệnh nhân lớn tuổi (Wang và cs, 2001). Cũng như nguy cơ sẩy thai ở nhóm bệnh nhân > 40 tuổi cao hơn so với nhóm bệnh nhân 35 - 39 tuổi (Wang và cs, 2011). Cần nghiên cứu về các chiến lược lâm sàng khác nhau phụ thuộc vào tuổi vợ.

Để giải quyết 2 vấn đề trên, nhóm tác giả đã tiến hành nghiên cứu đánh giá so sánh kết cục lâm sàng và chu sinh của chu kỳ chuyển phôi nang từ phôi ngày 3 rã nuôi (nhóm A) với chuyển phôi trữ ngày 3 (nhóm B) ở bệnh nhân trẻ tuổi (< 35 tuổi) và lớn tuổi (≥ 35 tuổi).
Kết quả thu được là:
  • Bệnh nhân trẻ tuổi thì kết cục lâm sàng trên chu kỳ chuyển phương án B tốt hơn A. Trong khi tỉ lệ thai (59,29% vs 52,60%) và tỉ lệ trẻ sinh sống (49,37%, 43,88%) trên chu kỳ rã ở nhóm A cao hơn đáng kể. Kết cục chu sinh như tuổi thai, cân nặng trẻ lúc sinh có sự khác biệt đáng kể giữa 2 nhóm còn dị tật bẩm sinh, số trẻ (1 hoặc 2 trẻ) lúc sinh thì không khác biệt.
  • Ở  nhóm bệnh nhân lớn tuổi, thì kết cục lâm sàng trên chu kỳ chuyển phương án B vẫn tốt hơn A. Trong khi tỉ lệ thai (36,44% vs 39,66%) và tỉ lệ trẻ sinh sống (25,7% vs 30%) trên chu kỳ rã ở phương án B cao hơn đáng kể. Và kết cục chu sinh không có sự khác biệt ở nhóm A và B.
Như vậy, FET phôi nang từ phôi ngày 3 rã nuôi hiệu quả cao hơn trên chu kỳ chuyển ở cả bệnh nhân trẻ và lớn tuổi. Tuy nhiên, nếu những chu kỳ hủy vì không có phôi để chuyển, thì FET phôi phân chia có thích hợp hơn ở bệnh nhân trẻ tuổi; trong khi FET phôi nang từ phôi phân chia rã nuôi thì thích hợp hơn ở bệnh nhân lớn tuổi. Cần có chiến lược FET phù hợp cho mỗi bệnh nhân điều trị thụ tinh trong ống nghiệm.
 
Trần Hà Lan Thanh - Chuyên viên phôi học - IVFMD Phú Nhuận
Nguồn: Clinical and neonatal outcomes of patients of different ages following transfer of thawed cleavage embryos and blastocysts cultured from thawed cleavage-stage embryos; doi: 10.1371/journal.pone.0207340

Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK